Chiến lược giao dịch FX Trader JPMorgan London 22.09.2020: Tương lai nào cho Bảng Anh trước áp lực phong tỏa trở lại?

Chiến lược giao dịch FX Trader JPMorgan London 22.09.2020: Tương lai nào cho Bảng Anh trước áp lực phong tỏa trở lại?

16:08 22/09/2020

Giữ Long EUR nhưng hạn chế và cẩn trọng. Bearish với GBP và chờ long EUR/GBP. Long NZD trên các cặp, đặc biệt với cặp AUD/NZD. Giữ Short USD/JPY.

EUR –Simon Spearing

Một phiên giao dịch với tâm lý risk-off bao trùm điển hình vào hôm qua khi nhu cầu đối với Dollar tăng vọt và kéo theo cú giảm mạnh 1% của EUR. Quan ngại quanh việc phong tỏa do Covid-19 gây ra, các tít báo và những bình luận của bà Lagarde về những lo lắng tốc độ tăng trưởng và nhắc lại lần nữa đến đồng tiền chung, tất cả đều tạo áp lực lên EUR. Dòng tiền mua-bán rất đáng chú ý hôm qua, chủ yếu chịu sự dẫn dắt từ lực bán của quỹ phòng hộ, điều này có nghĩa là vị thế Long từ khu vực này hiện đã giảm gần 55% từ mức đỉnh được thiết lập từ cuối tháng Tám rồi. Điều đáng quan tâm khác là sau cuộc họp FOMC cuối tuần rồi và bài phát biểu vào hôm qua, dù ở mức độ nhẹ nhàng hơn, đó là nhu cầu Buy on dip EUR của các doanh nghiệp Châu Âu. Sự bùng nổ của dòng tiền sẽ là điều an ủi cho những ai vẫn còn giữ Long EUR/USD như chúng tôi. Số liệu PMI ngày mai là rất quan trọng cho đánh giá ngắn hạn về EUR. Khi mà các số liệu gần đây đang xấu dần, và lo ngại liên quan đến khả năng phong tỏa ngày một tăng, số liệu PMI ngày mai cần phải tăng mạnh, hoặc nếu số liệu này tiêu cực có thể sẽ thấy ngưỡng hỗ trợ cứng tại 1.1695/00 xuất hiện trở lại. Nhưng chúng tôi không tin vào sức mạnh hiện tại của USD (khi vẫn còn các vấn đề như: không có kích thích tài khóa và bầu cử Mỹ sắp tới), do đó chúng tôi vẫn sẽ giữ Long EUR.

GBP – Charlie Cass

Một phiên Á khá yên bình sau những biến động khủng khiếp vào ngày hôm qua - ông Johnson được xác nhận sẽ thông báo thời gian đóng cửa từ 10h tối cho các quán pubs tại Anh trong ngày hôm nay và yêu cầu mọi người làm việc tại nhà nếu có thể, đều là những bước đi ít nghiêm trọng hơn dự báo vào cuối tuần qua. Đạo luật IMC sẽ được Hạ Nghị viện đưa ra bỏ phiếu ngày hôm nay và những sửa đổi có thể xảy ra sẽ khiến thị trường phải chú ý, nhưng với việc ông Johnson đã có một số nhượng bộ nội bộ (quyền phủ quyết), tôi thấy không có lý do gì khiến ông không thể giúp đạo luật này được thông qua. Chúng tôi vẫn giữ quan điểm bearish với đồng Pound tuy nhiên đang đợi những mức giá tốt hơn để thêm vị thế với cặp EUR/GBP. Hãy chú ý các vùng hỗ trợ quan trọng của cặp GBP/USD là 1.2760/700, dưới đó là 1.2640/50 (0.9120/30, 0.9065/70 đối với EUR/GBP) trong khi 1.2820 giờ trở thành kháng cự và 1.2870 phía trên (0.9170/75, 0.9200/05 với EUR/GBP)

AUD, NZD, CAD – James Clark

Hôm qua là một ngày biến động mạnh đối với FX khi các cặp chéo X-JPY giảm mạnh với một đợt bán tháo trên TTCK. Điều đáng chú ý là sau đó thị trường chứng khoán phục hồi trở lại và đóng cửa ở mức không tệ lắm, nhưng EUR/USD và AUD/USD bước vào phiên London ở gần mức đáy. Tôi tự hỏi liệu động thái của USD/JPY trong tuần trước đã thức tỉnh thị trường hay chưa. Điều đó trở nên đáng lo ngại hơn nữa vì chúng ta đang bước vào mùa đông, các ca nhiễm tăng cao và các biện phóng hạn chế đang bắt đầu được xem xét lại. Đó đều là những điều chúng ta đã biết, vì vậy tôi có thể gắn câu chuyện với price action, nhưng niềm tin vào xu hướng giảm giá của USD dường như đang mờ nhạt dần khi USD đã bứt phá về mặt kỹ thuật ở một số cặp chính và có lẽ khi chúng ta tiến gần hơn đến cuộc bầu cử Mỹ. 1.17 thực sự là vùng quan trọng đối với EUR/USD. Ở trên mức này, chúng ta vẫn có thể gọi đây là sự điều chỉnh/tích lũy của một xu hướng tăng lớn hơn, và giữ các vị thế Short USD ở mức khiếm tốn. Dưới mức đó, quan điểm đó cần được đánh giá lại. 0.7185/00 là vùng hỗ trợ ở AUD/USD. Mức 1.3240/70 đã bị phá vỡ ngày hôm qua ở USD/CAD khi các vị thế Short bị ép cắt lỗ. 0.6600/40 sẽ là vùng hỗ trợ cho NZD/USD. Tôi thích Long NZD trên các cặp chéo, cụ thể là AUD/NZD, vì vị thế thị trường ngắn hạn đang nghiêng về Long cặp này, và tôi kỳ vọng thị trường sẽ giảm bớt các vị thế đặt cược vào lãi suất âm sau bình luận của Bộ trưởng tài chính NZ vào thứ Sáu.

JPY – Charlie Cass

Hôm qua là một ngày sôi động với USD/JPY khi cặp tiền này giảm xuống 104.00/20 rồi quay đầu bật tăng rất mạnh như những gì ta thường thấy ở cặp này. Có nhiều dấu hỏi xung quanh câu chuyện này. Tuy nhiên chúng tôi không thấy bằng chứng nào đây là động thái đến từ nội địa. Trên thực tế việc khối lượng ròng rất lớn đã phản ứng mạnh mẽ vùng đáy cho thấy đây chỉ là trường hợp các vị thế short bị siết, khi thị trường dựa vào các vị thế được mở trong giai đoạn tâm lý risk-off tràn ngập thị trường rủi ro. Về yếu tố cơ bản, chưa có gì thay đổi nhiều khi đồng Yen đang không di chuyển theo chênh lệch lợi suất, rõ ràng thị trường đang lo lắng về việc Tokyo sẽ trở lại làm việc vào sáng mai do đó tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ thấy sức mạnh đáng gờm của đồng JPY trong hôm nay, tuy nhiên chúng tôi vẫn giữ các vị thế Short đối với cặp tiền này. 104.00/20 vẫn là mức hỗ trợ quan trọng với 103.00/20 là mốc phía dưới, trong khi 104.85/90 là kháng cự và 105.15/25 ở phía trên, ông Powell sẽ phát biểu tối nay tuy nhiên bài phát biểu đã được công bố từ tối qua và không có gì quá thú vị và khác so với tuần trước.

CHF – Matthew Pheasant

Đà bán tháo mạnh của tài sản rủi ro trong ngày hôm qua đã khiến các vị thế Short USD phải đóng cắt lỗ ở tất cả các cặp, đẩy USD/CHF phá qua kháng cự 0.9130 và EUR/CHF quay trở lại 1.07. Tôi cảm nhận rằng đà bán tháo lần này vẫn chưa dừng lại bởi nền kinh tế sẽ bị tác động mạnh nếu bước vào giai đoạn phong toả thứ 2, điều này cộng với việc vị thế Short dollar lớn có thể khiến các vị thế này dễ tổn thương. Tôi giữ rất ít vị thế ở thời điểm tại, cũng như việc EUR/USD phải nằm phía trên mốc 1.17 để bức tranh Short dollar được giữ vững.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ