Chiến lược giao dịch FX Trader JPMorgan London 16.02.2021: Hãy theo dõi sát diễn biến lợi suất TPCP Mỹ!

Chiến lược giao dịch FX Trader JPMorgan London 16.02.2021: Hãy theo dõi sát diễn biến lợi suất TPCP Mỹ!

Hữu Thăng

Hữu Thăng

FX Strategist

16:24 16/02/2021

Phe "gấu" với đồng USD nên cẩn trọng và theo dõi sát diễn biến của lợi suất TPCP Mỹ!

AUD, NZD, CAD - James Clark

TTCK, hàng hóa, và lợi suất TPCP đều tăng tốt trong hôm qua và sáng nay, và có thêt kéo dài xu hướng này khi bức tranh vĩ mô đang dần cải thiện, với số ca nhiễm Covid-19 giảm dần, và việc tái mở cửa thị trường đang diễn ra có thể kéo theo tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ. Những đồng high-beta, đặc biệt là đồng tiền hàng hóa, sẽ hưởng lợi khi USD suy yếu, và do đó tôi tiếp tục Long GBP, AUD, CAD so với USD. Đồng CAD chịu ảnh bưởng bởi dầu và tăng trưởnh kinh tế của Mỹ, và yếu tố cơ bản của nước này cũng đang tốt lên khi số ca bệnh giảm xuống. Tôi đang lo ngại việc quặn sắt sẽ đi ngược xu hướng của dầu và tác động lên đà tăng của AUD trong trung hạn, tuy vậy hiện tại Aussie vẫn gặp thuận lợi nhờ chỉ số SPX tăng, do đó tôi dự đoán AUD/USD có thể chạm đến vùng 0.82xx vào cuối quý I này.  Với NZD, tôi biết mình có quan điểm trái ngược với đám đông. RBNZ cần phải giảm dần quy mô QE bởi nguồn lực giới hạn, nhưng khi mà thị trường nhà đất đang ảm đạm như lúc này (đây là yếu tố chính cho tăng trưởng kinh tế năm ngoái), họ vẫn sẽ cần nới lỏng thông qua cắt giảm lãi suất hoặc có những định hướng thị trường, và điều này sẽ đẩy NZD tăng.

CHF - Matthew Pheasant

Tài sản rủi ro đang giao dịch tốt trên các thị trường và điều này sẽ khiến đồng USD chịu áp lực, tuy nhiên sự gia tăng lợi suất của TPCP Hoa Kỳ có thể khiến những đồng tiền có lợi suất thấp như đồng Franc khó phục hồi. Trong khi CHF có sự ủng hộ từ số liệu thặng dư tài khoản vãng lai tích cực có thể mang đến cơ hội Short USD/CHF ở vùng kháng cự 0.8920, tôi nghĩ rằng việc đây là thời điểm để quay lại với các đồng tiền beta cao, đặc biệt là các đồng tiền liên quan đến Dầu. EUR/CHF trong khi đó đã tạo đỉnh ở mức 1.0820 ngày hôm qua và có thể là một nơi tốt hơn để thể hiện sức mạnh của CHF nếu xem xét quan điểm cho rằng Euro đang được sử dụng như một đồng tiền tài trợ.

JPY - James Clark

Đồng JPY tiếp tục chịu áp lực trước xu hướng tăng của lợi suất thực và lợi suất danh nghĩa, khiến các cặp chéo XXX/JPY trải qua nhịp tăng mạnh trong hôm qua. Có vẻ như JPY không thể tăng vào lúc này, nhưng chúng tôi ghi nhận vào tuần trước thì thị trường dễ bị tổn thương vào mỗi nhịp giảm của USD/JPY bởi chúng ta luôn cho rằng cặp tỷ giá này chỉ có tăng, không giảm. Xu hướng di chuyển của tuần trước là hợp lý xét về mặt kỹ thuật khi thất bại trong việc chinh phục đường DMA200, và tôi cho rằng vùng 105.50-106.00 là rất quan trọng với tỷ giá USD/JPY trong trung hạn. Đáng chú ý chúng tôi ghi nhận lực bán củ quỹ tiền thật nội địa ở phía trên ngưỡng DMA200. Một nhịp xuyên thủng lên phía trên có thể minh chứng rằng tỷ giá USD/JPY rất "đáng gờm" chứ không phải chỉ biết di chuyển vô định trong vùng biêm độ nhỏ hẹp. Dù tôi chờ đợi việc phá vỡ kỹ thuật để giá có thể tăng mạnh lên 108 trong thời gian ngắn, nhưng việc tỷ giá USD/JPY hình thành xu hướng tăng trong dài hạn chỉ xảy ra khi nào phương án giảm quy mô QE được tính tới, ít nhất là quý IV năm nay khi sự "dovish" của phía Fed có thể giới hạn đà tăng của lợi suất TPCP kỳ hạn dài.

GBP (Charlie Cass)

Đồng Sterling tiếp tục tăng giá với yếu tố dẫn dắt là việc triển khai vaccine thành công, sau khi nước Anh chạm mốc 15 triệu liều vaccine được tiêm đến ngày 15/02, thêm vào đó người Anh chờ đợi cập nhật của ông Johnson về lộ trình mở cửa trở lại. Có một tin M&A tích cực hôm qua đối với GBP/JPY (Renesas mua Dialog Semi với giá 6 tỷ USD) – Cặp chéo này đã tăng mạnh trong hai phiên Á tuần này. Tuy nhiên đây không phải điều duy nhất ảnh hưởng đến tỷ giá bởi đà tăng của thị trường chứng khoán và hàng hóa cũng góp phần thúc đẩy, sau khi lợi suất TPCP Mỹ vượt qua mốc 1.2000. Mặc dù lợi suất thực đang “nhăm nhe” phá ra khỏi kháng cự tuy nhiên nó vẫn nằm trong biên độ dao động gần đây, mặc dù vậy điều này rõ ràng sẽ khiến phe “gấu” với đồng USD phải cẩn trọng và chú ý. Dòng tiền tại chi nhánh không thực sự ủng hộ chiến lược của tôi khi nhìn chung nghiêng về Short GBP trong tuần trước (quỹ tiền thật và tập đoàn là những người bán nhiều nhất) mặc dù không có gì nổi bật trong phiên hôm qua. Tôi vẫn giữ vị thế Long đồng Pound chủ yếu qua GBP/USD, chúng tôi đã giảm bớt lượng vị thế tại các mức giá hiện tại và đợi cơ hội Buy on dips tại 1.3850/60 trong phiên. Kháng cự ngắn hạn là 1.3950/55, sau đó là 1.4000 (0.8740, 0.8795/00 với EUR/GBP) trong khi 1.3885/95 trở thành vùng hỗ trợ, bên dưới là 1.3800/10 (0.8670/80, 0.8590.00 với EUR/GBP)

EUR (Simon Spearing)

Đồng tiền chung châu Âu biến động nhẹ trong biên độ 25 pips vào phiên hôm qua đúng như dự kiến. Đã có một vài lo ngại về lợi suất danh nghĩa TPCP Mỹ kỳ hạn 10 năm vượt qua mốc 1.2000, và trong khi một đà tăng tiếp theo sẽ là mối lo cho thị trường chứng khoán và tài sản rủi ro nói chung thì lợi suất thực vẫn ở mức đáy mọi thời đại. Tôi cho rằng đà tăng trên là biểu hiện của niềm tin vào sự phục hồi của nền kinh tế và nếu nó không quá cực đoan thì tôi không thấy lo ngại ở thời điểm hiện tại. Tuy nhiên lợi suất tăng lên là mối lo chính với thị trường trong năm nay, do đó ta vẫn phải quan sát kỹ. Dữ liệu khảo sát ZEW là tâm điểm trong chiều nay, tuy nhiên tôi kỳ vọng đây tiếp tục là một phiên giao dịch yên ả. Hỗ trợ trong ngày ở 1.2050/70 và kháng cự ở 1.2170/90.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ