Chiến lược giao dịch FX Trader JPMorgan London 08.01.2021: Giữ quan điểm "bearish" USD nhưng hãy chờ "sell on rally"

Chiến lược giao dịch FX Trader JPMorgan London 08.01.2021: Giữ quan điểm "bearish" USD nhưng hãy chờ "sell on rally"

Đỗ Duy Đạt

Đỗ Duy Đạt

Associate Manager, FX G7

16:30 08/01/2021

Quan điểm dài hạn vẫn là Short USD, nhưng trong ngắn hạn hãy đứng ngoài chờ USD điều chỉnh tăng để tìm kiếm giá tốt xây dựng các vị thế Short. Đứng ngoài với NZD

EUR – Simon Spearing

Các động thái chốt lời chính là chủ đề ngày hôm qua, với lực mua USD được nhìn thấy trên diện rộng. Lực bán EUR/USD từ doanh nghiệp và các quỹ phòng hộ đều đè nặng lên đồng tiền chung trong suốt phiên giao dịch buổi chiều hôm qua, trước khi tìm thấy hỗ trợ ở mức 1.2240/50. Khu vực này đã bị bứt phá vào hôm nay khi nhu cầu USD một lần nữa được nhìn thấy khi London mở cửa và các điểm dừng lỗ chắc chắn đã khớp ở vùng này. Tôi vẫn cho rằng đây là các động thái chốt lời, nhưng có nhiều ồn ào hơn liên quan đến chủ nghĩa ngoại lệ của Hoa Kỳ, đến từ việc tiếp tục kích thích tài khóa và điều này có ý nghĩa gì đối với nền kinh tế Hoa Kỳ. Lưu ý rằng JPM đã nâng triển vọng tăng trưởng của Hoa Kỳ vào ngày hôm qua. Chính quyền Trump và Biden rất khác nhau và bạn phải nhớ rằng chính sách “America First” ra đời vào thời điểm mà Hoa Kỳ được hưởng lợi thế rõ ràng về lãi suất, và hiện nay không phải như vậy. Cũng có thể có một số lo ngại về việc triển khai vắc-xin ở châu Âu chậm hơn so với Mỹ và thậm chí là ở Anh. Nhưng thật khó để cãi lại “price action” và với những tài sản rủi ro dường như biến động hai chiều, hãy cần thận trọng và giảm bớt một số rủi ro trong giai đoạn này . Mặc dù chúng tôi chưa từ bỏ quan điểm Long EUR/USD, nhưng đây vẫn là quan điểm dài hạn và hãy tìm kiếm cơ hội “buy on dips” khi EUR điều chỉnh giảm.

GBP – Charlie Cass

Sáng nay là một phiên giao dịch trầm lắng trước khi số liệu Bảng lương phi nông nghiệp công bố vào tối nay. Không có tin gì nổi bật bằng số ca lây nhiễm tại nước Anh tiếp tục cho thấy chúng ta gần chạm đến đỉnh của đợt dịch này. Sự thể hiện của Sterling khá èo uột khi mà thanh khoản vẫn rất còn mỏng. Niềm tin của chúng tôi vào việc Short USD đang bị lung lay phần nào khi lợi suất tiếp tục tạo áp lực, và chỉ số PMI cũng góp phần ảnh hưởng. Trên thực tế, những vị phân tích kinh tế Mỹ tại JPM đã có sự đánh giá lại đáng kể về triển vọng tăng trưởng của Mỹ trong bối cảnh “làn sóng xanh” hiện nay (tăng trưởng có thể tăng 1.5% năm nay, và 0.5% năm sau). Mong muốn Long Sterling vẫn duy trì, nhưng bức tranh dòng tiền lại thiếu khích lệ khi quỹ tiền thật đã bán ra một lượng GBP rất lớn hôm qua, và vẫn luôn là bên bán trong cả tuần này. Vẫn thực hiện chiến lược giao dịch trong biên độ 1.35-1.37 nghiêng về phía Long. Kháng cự đang tại mức 1.3630 và xa hơn là ngưỡng quan trong 1.3710/20 phía trên (EUR/GBP: 0.9040/45, 0.9090/95). Trong khi đó, vùng kháng cự gần nhất là tai 51.3525/30 và phía dưới là 1.3430/40 (EUR/GBP: 0.9000/10, 0.8930/40).

AUD, NZD, CAD – James Clark

Thị trường tiếp tục xáo trộn với kết quả Georgia và tác động tiềm năng của làn sóng xanh và gói kích thích tài khóa lớn hơn ở Mỹ. Có nhiều sự so sánh với chủ nghĩa ngoại lệ của Hoa Kỳ vào tháng 1 năm 2017 và đà tang của USD, nhưng hoàn cảnh lúc đó rất khác. Cụ thể, chương trình kích thích tài khóa của Trump vào năm 2017 đã được đưa ra trên một nền kinh tế khỏe mạnh, đi kèm với việc Fed tăng lãi suất và lợi suất thực tăng cao hơn trên các kỳ hạn. Lần này, lợi suất thực ngắn hạn đang giảm và kỳ hạn 10 năm không tăng đáng kể, nhắc nhở chúng ta rằng Fed đã không làm gì với lợi suất trong một thời gian dài. Ngoài ra, điều quan trọng cần nhớ là sự khác biệt chính giữa các chính quyền là chính sách “Ưu tiên nước Mỹ” của Trump ủng hộ ý tưởng về chủ nghĩa ngoại lệ của Hoa Kỳ, trong khi chính sách đối ngoại của Biden có thể sẽ thân thiện hơn nhiều với các đối tác thương mại. Thật vậy, đáng chú ý khi Mỹ công bố mức thâm hụt thương mại lớn thứ hai trong lịch sử vào ngày hôm qua, điều này ủng hộ câu chuyện đồng bộ hóa tăng trưởng toàn cầu. Tuy nhiên, thật khó để bỏ qua price action và có vẻ như nỗi đau ngắn hạn đối với những vị thế Short USD đang dần hình thành. Bây giờ tôi kém tự tin hơn nhiều rằng liệu chúng ta có thể tránh được các động thái “short squeeze” tiếp theo. Các quỹ phòng hộ đã Short USD đáng kể trong tháng 12, và chúng tôi cũng đã không thấy các quỹ tiền thật bán ra USD như họ đã từng trong tháng 11/tháng 12 năm ngoái. Chúng tôi cũng đã ghi nhận các quỹ phòng hộ bị ép thoát vị thế Short USD trong ngày hôm qua, và với diễn biến trong hôm nay, có vẻ các động thái đó sẽ lặp lại trước cuối tuần. Tôi sẽ tránh sang một bên và kiên nhẫn chờ đợi USD điều chỉnh tăng để tìm kiếm vị trí tốt xây dựng Short USD. 0.7640 ở AUD/USD là một mức có vẻ hấp dẫn. CAD có vẻ đang “mệt mỏi” và bị quá mua đối với tôi. Và tôi nghĩ RBNZ có thể đưa lãi suất âm trở lại bàn thảo luận bất kỳ lúc nào trong tháng này, vì vậy tôi sẽ tránh NZD.

JPY – James Clark

JPY tiếp tục gặp khó khăn khi dòng vốn đầu cơ bị ép thoát các vị thế Short USD/JPY và có thể do các nhà đầu tư đã bị lôi kéo vào các vị thế Long XXX/JPY mới do sự gia tăng của lợi suất TPKB Mỹ sau cuộc bầu cử Georgia. Trong khi tôi tiếp tục tin tưởng vào các yếu tố cơ bản trong trung hạn của câu chuyện Short USD, bây giờ không phải là lúc để “bắt con dao rơi”, đặc biệt là khi có dữ liệu bảng lương NFP vào tối nay và tôi bắt đầu cảm thấy như thị trường muốn thoát khỏi tất cả các vị thế đang nắm giữ. Việc tăng lên lên mức kháng cự theo đường xu hướng chính tại 104.40/50 sẽ là cơ hội xem xét xây dựng lại vị thế Short USD/JPY vì tôi nghĩ rằng lợi suất TPKB kỳ hạn 10 năm sẽ đạt đỉnh ở 1.10-15.

CHF – Matthew Pheasant

Dollar tiếp tục đón nhận nhu cầu mua vào khi câu chuyện về “làn sóng xanh” và những gói kích thích tài khóa dần được thị trường “thẩm thấu”. Lợi suất TPKB Mỹ tăng và số liệu kinh tế nước này khởi sắc không phải những yếu tố ủng hộ cho quan điểm Short USD trong thời điểm này, và có vẻ thị trường đang đóng dần những vị thế mở Short Dollar gần đây. Dù trung hạn tôi vẫn nghĩ câu chuyện Short USD là hợp lý, hành động giá lại khiến chúng tôi giảm trạng thái. Tỷ giá USD/CHF đang ở trên ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn tại 0.8860, và những mức kháng cự kế tiếp sẽ là 0.8920 và sau đó là 0.9000.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ