Chỉ số MOEX có lúc 'bay' hơn 40%, Nga chặn bán khống để 'bảo vệ lợi ích nhà đầu tư'

Chỉ số MOEX có lúc 'bay' hơn 40%, Nga chặn bán khống để 'bảo vệ lợi ích nhà đầu tư'

16:46 24/02/2022

Sở giao dịch Moscow sáng nay thông báo hoãn giao dịch trên mọi thị trường.

Chỉ số MOEX của sàn chứng khoán Moscow sáng nay có lúc giảm hơn 40%, theo Moscow Times. Lúc 12h30 giờ Moscow (16h30 giờ Hà Nội), MOEX giảm 699,32 điểm, tương đương 22,67%, xuống 2.385,42 điểm.

Thị trường Nga lao dốc sau khi Tổng thống Vladimir Putin quyết định mở chiến dịch quân sự để “bảo vệ” vùng Donbass ở Ukraine. Ông cho biết động thái này nhằm ứng phó với các mối đe dọa đến từ Ukraine. Ông khẳng định Nga không có ý định chiếm đóng Ukraine, kêu gọi các lực lượng Ukraine từ bỏ vũ khí và trở về nhà. Chính phủ các nước phương Tây cam kết sẽ áp lệnh trừng phạt chưa từng có để đáp trả.

tvc-059a8b421f5bf0c5b8f9600dde-3405-3824

Diễn biến chỉ số MOEX trong phiên 24/2 (đồ thị 5 phút).

Phiên giao dịch hôm nay của thị trường chứng khoán Nga bị hoãn tạm thời để Ngân hàng Trung ương Nga thông báo gói hỗ trợ khẩn cấp – can thiệp vào thị trường ngoại hối và tăng thanh khoản cho các ngân hàng.

“Để ổn định tình hình trên thị trường tài chính, Ngân hàng Nga quyết định can thiệp vào thị trường ngoại hối … và thực hiện các nghiệp vụ để bổ sung thanh khoản cho lĩnh vực ngân hàng”, theo thông báo từ ngân hàng trung ương Nga. Cơ quan này sẵn sàng sử dụng “mọi công cụ cần thiết” để giảm thiểu biến động.

Trong thông báo cập nhật sau đó, ngân hàng trung ương Nga quyết định chặn bán khống cổ phiếu để ngăn đà giảm và “bảo vệ lợi ích nhà đầu tư”.

Thị trường chứng khoán Nga ngừng giao dịch một lần nữa lúc 10h40, sau một đợt bán tháo chưa từng thấy, Sở giao dịch chứng khoán Moscow cho biết. Cổ phiếu các ngân hàng, hàng hóa, xuất khẩu kim loại và công nghệ đều lao dốc.

Ruble (RUB) có lúc mất hơn 10% giá trị xuống 100 RUB đổi 1 EUR, 90 RUB đổi 1 USD, đều là thấp nhất lịch sử.

Link gốc tại đây.

Theo NDH

Broker listing

Cùng chuyên mục

“Dự luật to đẹp” của Donald Trump mang lại nguồn tài trợ khổng lồ cho chiến dịch trấn áp nhập cư của Mỹ
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

“Dự luật to đẹp” của Donald Trump mang lại nguồn tài trợ khổng lồ cho chiến dịch trấn áp nhập cư của Mỹ

Dự luật ngân sách được Tổng thống Donald Trump ca ngợi là “to đẹp” vừa được Quốc hội Mỹ thông qua đã khiến dư luận dậy sóng khi phân bổ một khoản tiền lớn cho các cơ quan thực thi nhập cư. Dự luật mở đường cho cuộc trục xuất người nhập cư không giấy tờ quy mô lớn, kéo theo hàng loạt chỉ trích từ các tổ chức nhân quyền, giáo hội và giới phân tích, cho rằng nó không chỉ làm gia tăng lạm quyền mà còn gieo rắc bất ổn trong cộng đồng người nhập cư khắp nước Mỹ.
Nhật Bản: Tiêu dùng khởi sắc, lạm phát hạ nhiệt nhưng rủi ro từ Mỹ vẫn là ẩn số

Nhật Bản: Tiêu dùng khởi sắc, lạm phát hạ nhiệt nhưng rủi ro từ Mỹ vẫn là ẩn số

Chi tiêu hộ gia đình tại Nhật Bản tăng vượt kỳ vọng trong tháng 5, đạt mức cao nhất trong gần ba năm, cho thấy tín hiệu tiêu dùng đang hồi phục. Tuy nhiên, các rủi ro từ chính sách thuế quan của Mỹ, đặc biệt trong bối cảnh chưa có thỏa thuận thương mại rõ ràng, vẫn phủ bóng lên triển vọng tăng trưởng và thu nhập. Ngân hàng Trung ương Nhật tiếp tục theo dõi sát sao diễn biến này để điều chỉnh chính sách phù hợp.
RBA đối mặt áp lực nới lỏng mạnh hơn khi lạm phát giảm và tăng trưởng chậm lại

RBA đối mặt áp lực nới lỏng mạnh hơn khi lạm phát giảm và tăng trưởng chậm lại

Ngân hàng Dự trữ Úc (RBA) được kỳ vọng sẽ đẩy mạnh chu kỳ cắt giảm lãi suất do lạm phát hạ nhiệt nhanh hơn dự kiến và tăng trưởng kinh tế chững lại. Đa số nhà kinh tế dự báo RBA sẽ hạ lãi suất 25 bps xuống 3.60% trong tháng 7, với khả năng tiếp tục nới lỏng vào tháng 8. Bất chấp lãi suất giảm, đồng AUD vẫn tăng giá nhờ đồng USD suy yếu, trong khi triển vọng tiêu dùng yếu và rủi ro thương mại toàn cầu khiến lộ trình chính sách tiền tệ tiếp theo vẫn còn nhiều bất định.
Thỏa thuận Mỹ - Việt: Cơ hội thương mại lớn nhưng lực cản đến từ năng lượng và tiêu dùng

Thỏa thuận Mỹ - Việt: Cơ hội thương mại lớn nhưng lực cản đến từ năng lượng và tiêu dùng

Thỏa thuận thương mại mới giữa Mỹ và Việt Nam mở ra kỳ vọng xuất khẩu cao hơn cho xe SUV và khí LNG từ Mỹ, song thực tế tại Việt Nam vẫn nghiêng về xe máy và điện than giá rẻ. Cơ cấu hạ tầng, ưu tiên năng lượng tái tạo và nhu cầu giữ chi phí thấp trong sản xuất có thể hạn chế tiềm năng tiêu thụ các mặt hàng giá trị cao từ Mỹ trong ngắn hạn.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ