Câu chuyện thực về lạm phát khu vực châu Âu lại là câu chuyện chưa từng được kể

Câu chuyện thực về lạm phát khu vực châu Âu lại là câu chuyện chưa từng được kể

Đỗ Duy Đạt

Đỗ Duy Đạt

Associate Manager, FX G7

15:54 30/05/2022

Từ hôm nay đến ngày mai, chúng ta sẽ nhận được một chuỗi các báo cáo lạm phát từ khu vực đồng Euro. Có lẽ chúng ta nên kỳ vọng những nhà báo sẽ trở nên rất bận rộn tìm cách truyền tải thông điệp rằng giá tiêu dùng từ Đức đến Tây Ban Nha và những nơi khác đã tăng cao kỷ lục.

Mặc dù có thể rất muốn cho rằng xung lực lạm phát hiện tại là do nguồn cung thúc đẩy, nhưng chúng ta cũng phải lưu ý rằng - bất chấp sự suy yếu gần đây - đồng Dollar vẫn khá mạnh và thực tế là giá hàng hóa đang được hỗ trợ mức cao đồng thời với một đồng bạc xanh mạnh như vậy đang nói lên điều gì đó về sức mạnh của nhu cầu hàng hóa trong nền kinh tế toàn cầu.

Tuy nhiên, động lực thú vị hơn có thể không nằm ở lạm phát thực, mà là ở kỳ vọng lạm phát. Ví dụ, lợi suất thực kỳ hạn 5 năm của Đức, đã tăng hơn 100 điểm cơ bản trong vòng vài tuần ngắn ngủi.

Sự biến động của lợi suất thực có nguồn gốc từ mối tương quan mạnh mẽ với lợi suất TPCP Mỹ, nhưng một phần cũng do Ngân hàng Trung ương Châu Âu. Các thông điệp gần đây từ ECB khá nhất quán trong việc ủng hộ một đợt tăng lãi suất đầu tiên vào tháng 7, đặc biệt là chính Chủ tịch Christine Lagarde của NHTW này.

“Tiếng trống” ổn định đó đã giúp đồng EUR mạnh lên, một đồng tiền mà chỉ vài tuần trước đây trông khá yếu đuối và có khả năng trở về mức ngang giá với đồng Dollar. Các hợp đồng hoán đổi qua đêm (OIS) đang định giá khả năng 4 lần tăng lãi suất từ ​​nay đến cuối năm. Nếu ECB thực sự có thể thực hiện những kỳ vọng đó và dập tắt kỳ vọng lạm phát trên thị trường, thì đồng Euro có thể đã xác nhận đáy dài hạn và tiếp tục tăng trong thời gian tới.

Ven Ram, Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Quốc gia nào sẽ là quốc gia cuối cùng thoát khỏi lạm phát?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Quốc gia nào sẽ là quốc gia cuối cùng thoát khỏi lạm phát?

Lạm phát toàn cầu đang có dấu hiệu hạ nhiệt, với mức tăng giá trung bình tại các nước phát triển trong tháng 1 năm 2024 là 5.7% so với cùng kỳ năm ngoái, giảm so với mức đỉnh điểm 10.7% vào cuối năm 2022. Tuy nhiên, tình hình lạm phát ở các quốc gia lại có sự khác biệt đáng kể. Trong khi một số quốc gia đã kiểm soát được, thì một số khác vẫn đang phải vật lộn để kiềm chế đà lạm phát.
JPMorgan: Việc đổ xô vào các cổ phiếu tăng nóng có thể khiến thị trường chứng khoán sụp đổ bất cứ lúc nào
Vân Chi

Vân Chi

Junior Editor

JPMorgan: Việc đổ xô vào các cổ phiếu tăng nóng có thể khiến thị trường chứng khoán sụp đổ bất cứ lúc nào

Điều được quan tâm thị trường chứng khoán hiện tại là, đâu sẽ là dấu hiệu kết thúc của đợt phục hồi kéo dài 5 tháng của chứng khoán Mỹ. Trưởng bộ phận nghiên cứu thị trường chứng khoán Mỹ Dubravko Lakos-Bujas của JPMorgan Chase Co. cho rằng các nhà đầu tư sẽ khó có thể nhận diện mà sẽ bất ngờ khi điều đó xảy ra.
Cập nhật thị trường phiên Á 28/03/2024: TPCP Mỹ sụt giảm, chứng khoán châu Á chịu áp lực bởi thị trường Nhật Bản
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

Cập nhật thị trường phiên Á 28/03/2024: TPCP Mỹ sụt giảm, chứng khoán châu Á chịu áp lực bởi thị trường Nhật Bản

TPCP Mỹ giảm sau khi một quan chức Fed nhấn mạnh rằng dữ liệu kinh tế gần đây của Hoa Kỳ có thể khiến số đợt hạ lãi suất trong năm nay bị cắt giảm. Chứng khoán châu Á biến động trái chiều, chịu áp lực từ thị trường Nhật Bản.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ