5 điều cần chú ý trên thị trường trong tuần này: Hai chủ tịch ngân hàng trung ương cùng điều trần!

5 điều cần chú ý trên thị trường trong tuần này: Hai chủ tịch ngân hàng trung ương cùng điều trần!

12:51 20/06/2022

Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ Jerome Powell và Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Châu Âu Christine Lagarde sẽ trở thành tâm điểm chú ý trong tuần này. Trong khi đó, sự biến động của thị trường chứng khoán sẽ tiếp tục cùng với sự biến động của tiền điện tử.

Chủ tịch Hội đồng Thống đốc Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ Jerome Powell sẽ lại trở thành tâm điểm chú ý trong tuần này khi ông điều trần trước Quốc hội sau đợt tăng lãi suất lớn nhất của ngân hàng trung ương Hoa Kỳ kể từ năm 1994. Powell cùng với một số quan chức Fed khác sẽ phát biểu trong tuần, điều cũng sẽ được theo dõi chặt chẽ khi thị trường đang tìm manh mối về quy mô của đợt tăng lãi suất trong tháng 7. Lịch kinh tế Hoa Kỳ không có nhiều sự kiện nhưng các báo cáo về tình hình thị trường nhà ở sẽ được quan tâm trong bối cảnh các dấu hiệu hạ nhiệt nhanh chóng. Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Châu Âu Christine Lagarde sẽ trả lời chất vấn trước Nghị viện Châu Âu vào thứ Hai về công cụ chống khủng hoảng mới của ECB. Trong khi đó, sự biến động của thị trường chứng khoán có vẻ sẽ tiếp tục cùng với tiền điện tử.

1. Chủ tịch Powell điều trần

Powell sẽ điều trần trước Quốc hội vào thứ Tư và thứ Năm và sẽ khẳng định lại cam kết của Fed trong việc kiềm chế lạm phát, vốn đang ở mức cao nhất trong 40 năm.

Fed cho biết cam kết chống lạm phát là "vô điều kiện". Lạm phát hàng năm của Hoa Kỳ tăng với tốc độ nhanh nhất kể từ tháng 5/1981.

Thứ Tư tuần trước, Fed đã tăng lãi suất thêm 75bp, đánh tiếng rằng tốc độ tăng lãi suất trong tương lai sẽ nhanh hơn. Powell cho biết Fed không thể kiểm soát tất cả các yếu tố góp phần làm tăng lạm phát, như cuộc chiến ở Ukraine đã đẩy giá năng lượng lên cao.

Những người tham gia thị trường lo ngại rằng lộ trình tăng lãi suất quyết liệt của Fed có nguy cơ đẩy nền kinh tế vào suy thoái và với dấu hiệu tăng trưởng chậm lại và chứng khoán Mỹ hiện đang ở trong thị trường giá xuống. Powell có thể bị thúc ép thêm về cách Fed có thể kiềm chế lạm phát mà không gây ra quá nhiều biến động trong nền kinh tế và thị trường.

2. Chủ tịch Lagarde cũng sẽ điều trần

Chủ tịch ECB Christine Lagarde sẽ điều trần trước Nghị viện châu Âu tại Brussels vào thứ Hai và sẽ bị chất vấn sâu về công cụ chống khủng hoảng mới được ECB công bố vào tuần trước.

ECB đang đề ra kế hoạch mới nhằm chống lại tình trạng phân mảnh/chênh lệch lợi suất ngày càng lớn giữa Đức (nền kinh tế lớn nhất EU) và các quốc gia ngoại vi như Ý, Tây Ban Nha,...

Chi phí đi vay của chính phủ đã tăng vọt ở khu vực ngoại vi Eurozone kể từ khi ECB công bố kế hoạch tăng lãi suất vào đầu tháng này để kìm lãm lạm phát, hiện đang cao hơn bốn lần so với mục tiêu 2% của ECB.

Với việc thị trường hiện đang định giá ECB tăng lãi suất 25bp vào tháng 7 và ít nhất một lần tăng 50bp cho đến tháng 9, một số nhà phân tích cho rằng công cụ mới có thể cho phép ngân hàng trung ương tăng lãi suất mạnh tay hơn nếu cần.

3. Dữ liệu kinh tế Hoa Kỳ

Lịch kinh tế trong tuần tới nhẹ nhàng với những báo cáo về tình hình của lĩnh vực nhà ở là điểm nhấn chính. Dữ liệu vào doanh số bán nhà hiện có được kỳ vọng sẽ giảm trong tháng 5 do lãi suất thế chấp tiếp tục tăng. Hoa Kỳ sẽ công bố dữ liệu về doanh số bán nhà mới vào thứ Sáu khi thị trường đang tìm kiếm dấu hiệu phục hồi sau đợt lao dốc 16.6% của tháng 5.

Dữ liệu về đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu sẽ được công bố vào thứ Năm sau khi số liệu của tuần trước cho thấy thị trường lao động đang hạ nhiệt mặc dù các điều kiện vẫn còn thắt chặt. Dữ liệu PMI lĩnh vực sản xuất và dịch vụ sơ bộ cũng sẽ được công bố vào thứ Năm.

Trong khi đó, một số quan chức Fed bao gồm James Bullard, Thomas Barkin, Charles Evans và Patrick Harker sẽ phát biểu trong tuần.

4. Thị trường chứng khoán biến động

Ba chỉ số chính trên Phố Wall đều giảm tuần thứ ba liên tiếp do lo ngại về khả năng suy thoái ngày càng gia tăng khi Fed và các ngân hàng trung ương toàn cầu khác cố gắng dập tắt lạm phát.

Chỉ số S&P 500 đã giảm khoảng 23% từ đỉnh, xác nhận trong thị trường gấu từ ngày 3 tháng 1. Chỉ số Dow cũng đang tiệm cận thị trường gấu.

Một chỉ số chứng khoán được coi là trong thị trường gấu khi chỉ số đó đã giảm 20% từ đỉnh.

Thị trường chứng khoán Hoa Kỳ sẽ đóng cửa vào thứ Hai, ngày 19 tháng 6.

5. Mùa đông crypto

Bitcoin đã giao dịch ở khoảng 19,571 USD vào Chủ Nhật sau khi giảm xuống 17,593 USD vào thứ Bảy - mức thấp nhất kể từ tháng 12 năm 2020.

BTC đã mất khoảng 60% giá trị trong năm nay, trong khi Ethereum giảm 74%. Vào năm 2021, Bitcoin đạt đỉnh hơn 68,000 USD.

Edward Moya, nhà phân tích thị trường cao cấp tại OANDA, nói với Reuters hôm thứ Bảy rằng "phá vỡ 20,000 USD cho ta thấy rằng niềm tin đã sụp đổ đối với ngành công nghiệp tiền điện tử và bạn đang thấy những căng thẳng mới nhất.”

Moya nói rằng "ngay cả những con dân crypto cuồng tín nhất từ lúc tăng mạnh giờ cũng im lặng. Họ vẫn lạc quan về lâu dài nhưng họ không nói rằng đây là thời điểm để mua vào."

Tiền điện tử đã bị ảnh hưởng bởi các dấu hiệu căng thẳng ngày càng tăng trong ngành sau sự sụp đổ của blockchain Terra vào tháng trước. Đầu tháng này, công ty cho vay Celsius đã đóng băng việc rút tiền và chuyển tiền giữa các tài khoản, trong khi các công ty tiền điện tử bắt đầu sa thải nhân viên. Tuần trước, quỹ đầu cơ tiền điện tử Three Arrows Capital cho biết họ đã bị thua lỗ lớn.

investing

Broker listing

Cùng chuyên mục

Morgan Stanley cảnh báo về cú sốc CPI của Tokyo
Vân Chi

Vân Chi

Junior Editor

Morgan Stanley cảnh báo về cú sốc CPI của Tokyo

Các nhà kinh tế của Morgan Stanley MUFG Securities cảnh báo nguy cơ dữ liệu lạm phát ở Tokyo sẽ gây ra phản ứng bất ngờ trên thị trường ngoại hối vào sáng thứ Sáu chỉ vài giờ trước quyết định chính sách của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ