Vòng xoáy tiền lương - giá cả đáng sợ hơn về lý thuyết so với thực tế

Vòng xoáy tiền lương - giá cả đáng sợ hơn về lý thuyết so với thực tế

Nguyễn Thu Thủy

Nguyễn Thu Thủy

Junior Analyst

02:06 23/06/2023

Tiền lương tăng là một yếu tố dự đoán kém về lạm phát trong tương lai.

Vòng xoáy lạm phát và tiền lương là một trong những nguyên nhân dẫn tới cơn ác mộng mang tên lạm phát. Nó có thể xuất hiện với bạn như sau: Bỗng một ngày hóa đơn xăng dầu & khí đốt tăng vọt, trong khi mức lương chỉ vừa-đủ-sống của bạn vẫn như vậy, bạn đặt lịch hẹn tâm sự với sếp rằng mức lương hiện tại không còn phù hợp nữa và muốn nâng lên, bằng không bạn sẽ rời đi. Nếu sếp bạn chấp thuận, chi phí vận hành của doanh nghiệp tăng lên, nhiều khả năng họ sẽ tung ra sản phẩm mới với giá thành cao hơn với những quảng cáo ưu việt hơn. Và quan trọng là giá cả lại tăng lên. Đấy chính là một vòng xoáy luẩn quẩn. Có vẻ như nền kinh tế thế giới hiện đang chìm trong cơn ác mộng này: Tiền lương theo giờ ở Hoa Kỳ đã tăng khoảng 6% vào năm ngoái, mức tăng hàng năm lớn nhất trong bốn thập kỷ. Tiền lương chưa kể tiền thưởng ở Vương quốc Anh đang tăng với tốc độ 7% hàng năm. Khi Cục Dự trữ Liên bang quyết định giữ lãi suất không đổi sau 10 đợt tăng liên tiếp vào kỳ họp tháng 6 vừa qua, Chủ tịch của họ, Jerome Powell, cảnh báo rằng xu hướng của tiền lương sẽ là một chỉ báo về việc liệu ngân hàng trung ương có bắt đầu tăng lãi suất vào tháng Bảy hay không.

Tuy nhiên, những mối nguy hiểm xuất hiện trong giấc mơ thường ít giống với thế giới thực. Hành trình căng thẳng của thế giới với lạm phát trong hai năm qua dường như chỉ ra một kết luận tương tự liên quan đến vòng xoáy giá cả tiền lương: chúng là một bức tranh biếm họa về những gì xảy ra trong một nền kinh tế bị lạm phát hoành hành.

Những năm 1970 là một ví dụ lịch sử phổ biến khi phân tích vòng xoáy giá cả tiền lương. Trong suốt thập kỷ đó, lạm phát giá cả và tiền lương dường như tương tác với nhau, giống như khái niệm vòng xoáy chỉ ra. Cứ sau mỗi lần tăng lạm phát giá chung lại kéo theo một đợt tăng lạm phát tiền lương, theo sau đó là một đợt tăng lạm phát giá chung khác - và cứ thế tiếp tục. Tuy nhiên, sai lầm của những năm 1970 là bằng chứng cho sự tồn tại của các vòng xoáy. Làn sóng lạm phát lặp đi lặp lại được gây ra bởi những cú sốc giá dầu liên tiếp (vào năm 1973 và 1978) hơn là do việc tăng lương trước đó. Bởi tiền lương và giá cả bám đuổi thao nhau từng bước, thông thường các công đoàn khi đó đã ràng buộc tiền lương với chi phí sinh hoạt, đảm bảo hiệu ứng chốt hãm ngược (Ratchet Effect). Vòng xoáy là một yếu tố hợp đồng chứ không phải là bằng chứng của một khái niệm kinh tế.

Cuối năm ngoái, một nhóm các nhà kinh tế của IMF đã tra cứu các tài liệu lịch sử, biên soạn một cơ sở dữ liệu về vòng xoáy giá cả tiền lương ở các nền kinh tế công nghiệp hóa có từ những năm 1960. Nghiên cứu có sử dụng phạm vi tìm kiếm việc tăng giá tiêu dùng và tăng thu nhập danh nghĩa trong ít nhất ba trong bốn quý liên tiếp. Kết quả là, họ đã tìm thấy được 79 trường hợp như vậy. Tuy nhiên, một vài quý lạm phát cao không đáng lo ngại lắm. Một vài năm còn đáng sợ hơn nữa. Đánh giá theo tiêu chuẩn dài hơn này, các nhà phân tích của IMF đã đi đến một kết luận lạc quan hơn: "đại đa số" (họ không cho biết có bao nhiêu) vòng xoáy ngắn hạn không kéo theo sự gia tăng kéo dài của tiền lương và giá cả. Gadi Barlevy và Luojia Hu, các nhà kinh tế học của cơ quan Fed tại Chicago, đã xem xét tầm quan trọng của tiền lương trong đợt lạm phát hiện tại trong một báo cáo tháng Ba. Họ tập trung vào "các dịch vụ phi nhà ở", bao gồm mọi thứ từ rửa xe đến kiểm tra y tế và ông Powell thường xác định đây là một dấu hiệu có liên quan do mối quan hệ chặt chẽ của nó với thu nhập. Ông Barlevy và bà Hu đã đi đến kết luận rằng tiền lương giúp giải thích thành phần này của lạm phát: tăng trưởng lương danh nghĩa đã vượt xa tăng trưởng năng suất một cách đáng kể trong năm qua. Các nhà cung cấp dịch vụ đương nhiên sẽ muốn tăng giá nếu họ đang phải đối mặt với tình trạng khó khăn về chi phí.

Mặt khác, luận điểm vòng xoáy khẳng định rằng tiền lương không chỉ quan trọng mà còn báo trước các mô hình lạm phát trong tương lai. Về điểm này, các nhà kinh tế của Fed tại Chicago đã phát hiện ra mối quan hệ một chiều: lạm phát giúp dự đoán những thay đổi về chi phí lao động, trong khi chi phí lao động không dự đoán được lạm phát. Nói cách khác, các nhà cung cấp dịch vụ đã tăng lãi suất trước khi chi phí tiền lương ngày càng tăng ảnh hưởng đến lợi nhuận của họ. Ông Barlevy và bà Hu cho rằng các doanh nghiệp có thể đã lường trước được tác động của thị trường việc làm thắt chặt. Kết quả là, tiền lương là một tín hiệu kéo dài của lạm phát chứ không phải là một chỉ báo hàng đầu. Adam Shapiro, một nhà kinh tế học của Fed tại San Francisco, thậm chí còn khắt khe hơn trong đánh giá của mình về những lo ngại về tiền lương. Ông đã tách riêng các điều chỉnh tiền lương không lường trước được trong một bức thư tháng 5 để lập luận rằng chi phí lao động ngày càng tăng chỉ là một tác nhân nhỏ dẫn đến lạm phát dịch vụ phi nhà ở và là một tác nhân không đáng kể đối với lạm phát chung. Anh ấy đã đi đến kết luận giống như các đồng nghiệp ở Chicago của mình: tăng lương theo sau lạm phát. Điều này cho thấy vòng xoáy giá cả tiền lương không hẳn là một điều hoàn toàn viển vông, như một số nhà quan sát quá lạc quan đã tuyên bố. Theo báo cáo của IMF, những vòng xoáy nghiêm trọng có thể xảy ra; chúng cực kỳ hiếm. Nếu lạm phát cao trong một thời gian dài, các cá nhân có thể coi giá cả tăng cao là điều hiển nhiên và đưa nó vào nhu cầu thanh toán của họ. Có khả năng quá trình này đã bắt đầu ở Vương quốc Anh.

Tuy nhiên, ở Mỹ, điều nổi bật trong hai năm qua là kỳ vọng lạm phát tương đối nhẹ đã duy trì như thế nào khi giá cả tăng. Trong một nghiên cứu vào tháng trước cho Viện Brookings, cựu Chủ tịch Fed Ben Bernanke và cựu chuyên gia kinh tế trưởng IMF Olivier Blanchard đã giải mã các nguồn gốc của lạm phát thời kỳ đại dịch. Họ đi đến kết luận rằng bộ ba cú sốc (giá hàng hóa tăng đột biến, nhu cầu sản phẩm mạnh và nguồn cung hạn chế) chiếm phần lớn nguyên nhân khiến lạm phát vượt quá kể từ năm 2020. Có rất ít dấu hiệu cho thấy lạm phát đã gây ra sự gia tăng nhu cầu thanh toán. Tiền lương tăng đơn giản vì cầu lao động vượt cung.

Vòng xoáy trong mơ

Tiền lương và giá cả đều có thể bị đẩy lên cao hơn bởi cùng một yếu tố: chi tiêu kinh tế quá mức kết hợp với việc thiếu cả vật phẩm và nhân viên để tạo ra chúng. Các nền kinh tế tăng trưởng nóng là nguyên nhân gây lo ngại, bất kể giá cả và tiền lương có tương tác với nhau hay không. Về phần mình, ông Bernanke và ông Blanchard cho rằng khi các cú sốc đại dịch qua đi, thị trường lao động tăng mạnh có khả năng góp phần gây ra lạm phát nhiều hơn. Để ngăn chặn điều này, các ngân hàng trung ương phải đảm bảo rằng thị trường lao động giảm bớt. Nỗi sợ hãi về một chu kỳ tự duy trì sẽ chỉ đáng quan ngại nếu lạm phát vẫn còn cho đến khi thị trường việc làm được phục hồi.

The Economist

Broker listing

Cùng chuyên mục

Liệu Mỹ có sắp bước sang một chu kỳ tăng trưởng mới?
Thảo Nguyên

Thảo Nguyên

Junior Analyst

Liệu Mỹ có sắp bước sang một chu kỳ tăng trưởng mới?

Kể từ lần tăng lãi suất đầu tiên vào tháng 3 năm 2022, các cuộc thảo luận về nền kinh tế Mỹ tập trung vào hai câu hỏi. Câu hỏi thứ nhất, liệu Cục Dự trữ Liên bang có thể thực hiện được "cú hạ cánh mềm" không? Câu hỏi thứ hai, nếu suy thoái xảy ra thì liệu có sâu sắc và kéo dài không hay chỉ ngắn hạn và nhất thời?
Việc Fed giữ nguyên mức lãi suất vào tháng 09 có thể tạo ra sai số
Thảo Nguyên

Thảo Nguyên

Junior Analyst

Việc Fed giữ nguyên mức lãi suất vào tháng 09 có thể tạo ra sai số

Như vậy, FOMC đã quyết định giữ nguyên lãi suất điều hành trong biên độ 5,25 - 5,50% tại kỳ họp tháng 9.  • Các quan chức FED hiện đang có những tranh luận về việc liệu chính sách thắt chặt có đủ để giảm lạm phát không? • Tạm dừng chính sách thắt chặt sớm có thể khiến thị trường trái phiếu bị ảnh hưởng nặng nề do lãi suất dài hạn cao hơn gây ra đợt bán tháo trên S&P 500.
Mối liên hệ giữa suy thoái và thất nghiệp đã không còn đúng?
Thảo Nguyên

Thảo Nguyên

Junior Analyst

Mối liên hệ giữa suy thoái và thất nghiệp đã không còn đúng?

• Dữ liệu do Cục thống kê lao động Mỹ (Bureau of labor statistics - BLS) cung cấp vào tháng 8 năm 2023 cho thấy tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ là 3.8%, mức gần như thấp nhất trong 50 năm trở lại đây. • Các nhà kinh tế Phố Wall dự đoán khả năng Mỹ suy thoái trong 12 tháng tới là hơn 50%. • Làm sao nền kinh tế Mỹ có thể suy thoái khi chỉ một bộ phận nhỏ lực lượng lao động thất nghiệp?
Tình thế tiến thoái lưỡng nan, ECB sẽ tiếp tục tăng lãi suất hay tạm dừng vào tối nay?
Thảo Nguyên

Thảo Nguyên

Junior Analyst

Tình thế tiến thoái lưỡng nan, ECB sẽ tiếp tục tăng lãi suất hay tạm dừng vào tối nay?

Dự kiến lần cắt giảm lãi suất đầu tiên trong năm tới sẽ diễn ra vào tháng 3. Giới phân tích nhận định đây có thể là lần tăng lãi suất cuối cùng của ECB để kiềm chế lạm phát, tuy nhiên khó có thể đoán được thời điểm chính xác. Theo như khảo sát của Bloomberg, tỷ lệ các nhà kinh tế dự đoán lãi suất sẽ tăng lần thứ 10 liên tiếp và thứ Năm tới và tỷ lệ dự đoán ECB sẽ tạm dừng việc tăng lãi suất trước khi lãi suất tiền gửi đạt mức kỷ lục 4% vào tháng 10. Những thành viên tham gia khảo sát cho rằng ECB xác nhận vào tháng 12 rằng chi phí đi vay đang ở mức cao nhất. ECB đang dự kiến cắt giảm lãi suất 3 lần, lần đầu tiên vào tháng 3 năm 2024, quá muộn so với thời điểm đề xuất của các quan chức ECB.
J.P.Morgan công bố sự thật kinh hoàng về tình hình tiết kiệm tại Mỹ
Thảo Nguyên

Thảo Nguyên

Junior Analyst

J.P.Morgan công bố sự thật kinh hoàng về tình hình tiết kiệm tại Mỹ

Dữ liệu về tiền gửi tiết kiệm được tính toán một trong những ngân hàng đầu tư lớn nhất nước Mỹ - J.P.Morgan. Trên lý thuyết, mức độ tiết kiệm càng cao sẽ có ích cho tăng trưởng kinh tế về dài hạn nhưng lại khiến nhu cầu mua sắm suy giảm trong ngắn hạn. Hãy cùng xem qua bài viết dưới đây.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ