Trước thềm FOMC: Sự sụt giảm chất lượng tín dụng không phải rào cản ngăn Fed tiếp tục "mạnh tay"

Trước thềm FOMC: Sự sụt giảm chất lượng tín dụng không phải rào cản ngăn Fed tiếp tục "mạnh tay"

18:20 29/07/2020

Fed đã học được gì từ cuộc Đại Suy Thoái và liệu họ sẽ đưa ra các quyết định gì trong thời gian tới.

Mặc dù FOMC sẽ họp vào hôm nay, các quyết định chính sách kinh tế thực sự quan trọng sẽ được đưa ra tại phía cuối Đại lộ Constitution. Quốc hội Mỹ đang chịu áp lực khi gói trợ cấp thất nghiệp do đại dịch (FPUC) hết hạn vào cuối tháng này – tương đương với khoản trợ cấp $600 hàng tuần. Số phận của chương trình này mang tính quan trọng hàng đầu đối với tiêu dùng và triển vọng GDP cho nửa sau của năm 2020. Kể từ tháng Năm (dữ liệu mới nhất), chương trình này đã thanh toán cho các hộ gia đình 842 tỷ dollar Mỹ hàng năm, tương đương 4.7% thu nhập khả dụng của khu vực hộ gia đình. Để so sánh, mức đáy tăng trưởng thu nhập khả dụng hộ gia đình trong cuộc Đại Suy Thoái (trên cơ sở dữ liệu 1 năm về trước) là -2.6%. Chúng tôi tiếp tục dự báo Quốc hội sẽ đồng ý với thêm 1 nghìn tỷ dollar kích thích tài khóa. Tuy nhiên, tranh cãi xung quanh FPUC vẫn là vấn đề. Mặc dù Hạ Viện ủng hộ việc gia hạn gói cứu trợ này ở mức độ hiện tại, các báo cáo tin tức hôm nay chỉ ra rằng Thượng Viện sẽ muốn gói hỗ trợ này giảm xuống $200/ tuần. Sự khác biệt giữa 2 bên lên tới gần 50 tỷ dollar/ tháng trong chương trình.

Fed cũng có những vấn đề ít người biết đến của riêng họ vào mùa thu này: nhiều chương trình hỗ trợ tín dụng và thanh khoản được tạo ra theo mục 13(3) của Đạo luật Dự trữ Liên bang, bao gồm cả chương trình tín dụng doanh nghiệp quan trọng, sẽ kết thúc vào ngày 30 tháng 9 năm 2020. (Kết thúc nghĩa là ngừng mua tài sản, không phải bán các tài sản đã mua). Không giống như Quốc hội, Fed có thể sẽ giải quyết vấn đề của mình dễ dàng hơn và chúng tôi kỳ vọng họ sẽ kéo dài thời hạn các chương trình này ít nhất 6 tháng nữa. Mặc dù mục 13(3) chỉ có thể được viện dẫn trong các tình huống “bất thường và cấp thiết”, nhưng bài học lịch sử của các chương trình này trong cuộc Đại suy thoái cho thấy Fed có thể khá “linh hoạt” trong cách họ diễn giải cụm từ này. Trong thời kỳ đó, hầu hết các chương trình (PDCF, AMLF, v.v.) đã được nới rộng ba hoặc bốn lần. Hơn nữa, lần gia hạn cuối cùng xảy ra vào ngày 25 tháng 6 năm 2009. Vào thời điểm đó, thị trường tín dụng và cho vay đã được cải thiện đáng kể, nhưng Fed đã chọn gia hạn các chương trình thanh khoản của mình cho đến ngày 1 tháng 2 năm 2010, với lý do “cần phải thúc đẩy sự ổn định và hỗ trợ tín dụng đến các hộ gia đình và doanh nghiệp.” Các điều kiện hiện tại trong thị trường tín dụng được cải thiện rất nhiều so với thời điểm cuối tháng 3. Tuy nhiên, các quan chức Fed vẫn khá lo ngại về sự thụt lùi trong quá trình phục hồi kinh tế. Fed đã thể hiện thái độ thận trọng đối với việc mua tài sản - tiếp tục mua Trái phiếu kho bạc và các khoản thế chấp với tốc độ nhanh nhất trong lịch sử mặc dù hoạt động của thị trường đã được cải thiện. Chúng tôi kỳ vọng một cách tiếp cận thận trọng tương tự đối với việc chấm dứt chương trình 13(3), và chúng tôi tin rằng Fed sẽ mở rộng các chương trình này, có thể trong vài tuần tới.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Giá vàng liệu có còn mối tương quan nghịch đảo với lợi suất thực?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Giá vàng liệu có còn mối tương quan nghịch đảo với lợi suất thực?

Nổi tiếng với vai trò là bảo hiểm trước sự bất ổn kinh tế và lạm phát, vàng từ lâu đã thu hút các nhà đầu tư. Một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến giá vàng là mối quan hệ giữa lợi suất thực và lạm phát. Về lâu dài, vàng đã bảo vệ người ta khỏi những tác động của lạm phát và vẫn đang là một công cụ đa dạng hóa mạnh mẽ trong danh mục đầu tư.
Theo dấu dòng tiền: Nguồn vốn FDI "Made in China" đạt đỉnh 8 năm. Vốn chảy vào đâu và mục đích thật sự là gì?
Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

Theo dấu dòng tiền: Nguồn vốn FDI "Made in China" đạt đỉnh 8 năm. Vốn chảy vào đâu và mục đích thật sự là gì?

Đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc đang trên đà đạt mức cao nhất trong 8 năm qua, khi các tập đoàn lớn của nước này đẩy mạnh xây dựng nhà máy ở nước ngoài. Sự thay đổi này có thể góp phần xoa dịu những lời chỉ trích về chiến lược xuất khẩu ồ ạt của Bắc Kinh.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ