Thống đốc BoJ Haruhiko Kuroda phủ nhận việc từ bỏ chính sách tiền tệ nới lỏng

Thống đốc BoJ Haruhiko Kuroda phủ nhận việc từ bỏ chính sách tiền tệ nới lỏng

16:20 27/12/2022

Thống đốc Ngân hàng trung ương Nhật Bản Haruhiko Kuroda hôm thứ Hai đã gạt bỏ cơ hội “thoát khỏi” chính sách tiền tệ siêu nới lỏng trong ngắn hạn nhưng cũng bày tỏ hy vọng rằng tình trạng thiếu lao động ngày càng gia tăng sẽ khiến các công ty xem lại chính sách lương.

Thống đốc BoJ Haruhiko Kuroda
Thống đốc BoJ Haruhiko Kuroda

Kuroda phát biểu về quyết định của BoJ vào tuần trước về việc mở rộng biên độ trần lợi suất TPCP kỳ hạn 10 năm, thay vì có động thái kết thúc chính sách tiền tệ siêu nới lỏng như sau:

“Đây chắc chắn không phải là một bước để từ bỏ chính sách cũ. Ngân hàng sẽ đặt mục tiêu đạt được mục tiêu giá một cách bền vững và ổn định, cùng với việc tăng lương bằng cách tiếp tục nới lỏng tiền tệ dưới sự kiểm soát của đường cong lợi suất”, Kuroda cho biết trong một bài phát biểu trước cuộc họp vận động hành lang kinh doanh Keidanren.

Ông cũng cho biết lạm phát tiêu dùng trung bình của Nhật Bản có thể sẽ chậm lại dưới mục tiêu 2% của BoJ trong năm tài chính tiếp theo do tác động của chi phí nhập khẩu tăng cao đã hạ nhiệt. Nhưng ông cũng cho biết tăng trưởng tiền lương có thể sẽ tăng dần do tình trạng thiếu lao động tay nghề mới ngày càng trầm trọng và những thay đổi cơ cấu trong thị trường việc làm của Nhật Bản, dẫn đến mức lương cao hơn cho người lao động tạm thời và tăng số lượng người lao động lâu dài.

Kuroda cho biết: “Các điều kiện thị trường lao động ở Nhật Bản được dự đoán khó nhằn cho các công ty, và chính sách tiền lương của các công ty cũng có thể sẽ thay đổi. Nếu chỉ xét trên khía cạnh này, Nhật Bản đang tiến đến một thời điểm quan trọng trong việc thoát ra khỏi thời kỳ lạm phát thấp và tăng trưởng thấp kéo dài”.

Sức mạnh của tăng trưởng tiền lương được coi là chìa khóa để BoJ có thể sớm nâng mục tiêu kiểm soát đường cong lợi suất theo biên độ xung quanh mức 0% đối với lợi suất TPCP kỳ hạn 10 năm, trong khi mức -0.1% đối với lãi suất ngắn hạn.

BoJ đã gây sốc cho thị trường vào tuần trước với việc bất ngờ mở rộng mức biên độ trên. Động thái này cho phép lãi suất dài hạn có thể tăng cao hơn, nhằm mục đích giảm bớt một số chi phí của việc kích thích kéo dài hơn là mở đầu cho quá trình bình thường hóa chính sách chính thức.

Tuy nhiên, với lạm phát vượt quá mục tiêu 2%, thị trường đang có nhiều đồn đoán rằng BoJ sẽ nâng mục tiêu lợi suất khi nhiệm kỳ của thống đốc Kuroda theo chủ nghĩa nới lỏng định lượng kết thúc vào tháng 4 năm sau.

Trong khi nhiều công ty đang bắt đầu tăng giá để chuyển chi phí cao hơn cho các hộ gia đình, BoJ phải xem xét liệu những thay đổi như vậy có trở thành một tiêu chuẩn mới ở Nhật Bản hay không, ông Kuroda nói.

Ông nói, kết quả của các cuộc đàm phán lương vào mùa xuân năm tới giữa các công ty lớn và công đoàn cũng sẽ là chìa khóa cho triển vọng tăng trưởng tiền lương.

Phát biểu tại cùng một cuộc họp, Thủ tướng Fumio Kishida kêu gọi sự giúp đỡ của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp trong việc đạt được mức tăng trưởng lương đủ cao để bù đắp cho các hộ gia đình đang gặp khó khăn do chi phí sinh hoạt tăng cao.

Lạm phát tiêu dùng cơ bản của Nhật Bản đạt 3.7% trong tháng 11, mức cao nhất trong vòng 4 thập kỷ là khi các công ty tiếp tục chuyển chi phí gia tăng cho các hộ gia đình chi trả, một dấu hiệu cho thấy việc tăng giá đang lan rộng.

Nhưng tiền lương hầu như không tăng đối với những người lao động lâu dài, vì các công ty vẫn thận trọng về việc tăng chi phí cố định trong bối cảnh triển vọng kinh tế không chắc chắn.

CNBC

Broker listing

Cùng chuyên mục

Lãi suất Nhật Bản có thể "bật" ngay từ tháng 6?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Lãi suất Nhật Bản có thể "bật" ngay từ tháng 6?

Cựu quan chức BoJ dự đoán BoJ có thể tăng lãi suất tới 3 lần trong năm nay. Lần tăng lãi suất đầu tiên thậm chí có thể diễn ra sớm nhất vào tháng 6 do BoJ còn nhiều dư địa để điều chỉnh chính sách tiền tệ siêu nới lỏng ở thời điểm hiện tại.
Báo cáo CPI mới nhất làm dấy lên tranh luận: Liệu Fed có hạ lãi suất sớm hơn dự kiến?
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

Báo cáo CPI mới nhất làm dấy lên tranh luận: Liệu Fed có hạ lãi suất sớm hơn dự kiến?

Dữ liệu kinh tế mới nhất của Mỹ cho thấy CPI cao hơn kỳ vọng ở 3 trong số 4 lần công bố, CPI toàn phần đạt 0.3%, thấp hơn một chút so với con số dự kiến 0.4% và doanh số bán lẻ thấp hơn nhiều so với dự kiến. Báo cáo CPI mới nhất này đã gây ra nhiều tranh luận về việc liệu dữ liệu này có đủ để khiến Fed hạ lãi suất sớm hơn dự kiến hay không.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ