Thị trường giá xuống tại Mỹ gần như biến mất hoàn toàn chỉ sau 20 tháng

Thị trường giá xuống tại Mỹ gần như biến mất hoàn toàn chỉ sau 20 tháng

Đức Nguyễn

Đức Nguyễn

FX Strategist

15:06 24/07/2023

Câu chuyện đó từng có ý nghĩa. Chủ tịch Powell đang chiến đấu chống lạm phát. Thị trường trái phiếu đang nhấp nháy những cảnh báo nghiêm trọng. Thực tế mọi người đều thấy một cuộc suy thoái đang đến gần.

S&P 500 đã hồi phục lại gần như toàn bộ pha giảm năm 2022
S&P 500 đã hồi phục lại gần như toàn bộ pha giảm năm 2022

Và chưa đầy 20 tháng sau, thị trường gấu từng nhấn chìm S&P 500 chỉ còn 260 điểm nữa là bị xóa sổ hoàn toàn. Thay vì dự báo những vấn đề, các biểu đồ, từ động lượng liên thị trường, đến các công ty vận tải đang phản ánh nền kinh tế tràn đầy sức mạnh.

Việc một số tín hiệu đến từ nền kinh tế Hoa Kỳ không mấy khởi sắc — và việc các nhà hoạch định chính sách Fed ít lo lắng hơn về lạm phát so với trước — chỉ là những phiền toái cho các nhà đầu tư, những người vừa đưa cổ phiếu tăng tuần thứ 8 trong 10 tuần gần nhất. Nếu sự lạc quan vẫn tiếp tục, thị trường giá xuống năm ngoái sẽ phục hồi nhanh hơn tất cả trừ ba lần trước đó kể từ Thế chiến II.

Theo Dennis Davitt, đồng quản lý của MDP Low Volatility Fund, người gần đây đã điều chỉnh các vị trí của mình để chuẩn bị cho xu hướng tăng giá tiếp theo của thị trường, “tôi bị sốc khi Fed đã thực sự hạ cánh mềm và những ai hô short cổ phiếu đều bị hớ. Khi mọi người điều chỉnh lại danh mục đầu tư, họ sẽ phải mua, và cứ mỗi ngày trôi qua, họ sẽ càng mua mạnh.”

Gần 10 nghìn tỷ USD giá trị cổ phiếu đã được khôi phục trong 9 tháng qua khi tăng trưởng việc làm, chi tiêu tiêu dùng và thu nhập doanh nghiệp vẫn vững mạnh bất chấp những dự báo ảm đạm. Sau khi tăng 27% so với đáy tháng 10, S&P 500 hiện chỉ còn cách 5% nữa trở lại đỉnh 4,796.56 thiết lập vào tháng 1/2022.

Dữ liệu từ Bloomberg cho thấy nếu chỉ số hồi phục toàn bộ pha giảm này vào tháng 9, đây sẽ là pha hồi hoàn toàn nhanh gấp đôi so với trung bình của 12 chu kỳ trước đó.

Một pha hồi được thúc đẩy chủ yếu bởi một số cổ phiếu công nghệ vốn hóa lớn đã biến thành một sự pha tăng liên ngành được thúc đẩy bởi lo ngại suy thoái kinh tế phai mờ. Từ các cổ phiếu vốn hóa nhỏ đến năng lượng và ngân hàng, các cổ phiếu nhạy cảm về kinh tế đang thúc đẩy đà tăng mới nhất.

Bằng chứng mới nhất đến từ đà tăng của cổ phiếu ngành vận tải và công nghiệp. Chỉ số Dow Jones tăng 10 ngày liên tiếp, chuỗi tăng dài nhất trong 6 năm, trong khi một thước đo tương tự theo dõi các công ty hàng không, đường sắt và vận tải đường bộ đã tăng trong bốn tuần liên tiếp. Trong quá trình này, cả hai đều đạt mức cao nhất kể từ đầu năm ngoái.

Theo Lý thuyết Dow, cả hai nhóm trên tăng đều là những dấu hiệu báo trước cho tăng trưởng kinh tế trong tương lai, đồng thời là một dấu hiệu thị trường giá lên.

Theo Michael Shaoul, giám đốc điều hành của Marketfield Asset Management, “Động lượng thường tự xây dựng từ chính nó. Chúng tôi cảm thấy thoải mái hơn một chút nhờ việc đà tăng đang mở rộng ra các lĩnh vực nhạy cảm về kinh tế.”

Cổ phiếu không phải là tài sản duy nhất phớt lờ cảnh báo từ đường cong lợi suất. Dầu đã phục hồi trở lại sau nửa đầu năm suy yếu, vượt 75 USD/thùng, trong khi chênh lệch lợi suất giảm xuống mức thấp nhất trong 4 tháng.

Bất kể kịch bản đáng sợ nào mà các nhà đầu tư nghĩ đến vào năm 2023, tới giờ vẫn rất ít kịch bản đã thành hiện thực. Một số ngân hàng có sập, chính phủ đã nhanh chóng ngăn chặn hậu quả lây lan và giờ đây báo cáo tài chính từ các ngân hàng lớn đều vượt dự báo. Chỉ số Ngân hàng KBW đã tăng hơn 6% trong tuần tốt nhất trong 14 tháng.

Sức mạnh về mặt phân tích cơ bản đang buộc các chuyên gia kinh tế phải suy nghĩ lại về dự báo suy thoái kinh tế của họ, đồng thời thúc đẩy các chiến lược gia Phố Wall nâng mục tiêu giá cuối năm cho S&P 500.

Dù miễn cưỡng hay không, phe gấu cũng đang nhượng bộ. Các quỹ thuật toán, phe chuyển sang bán sau đợt bán tháo năm 2022, là một trong những quỹ đầu tiên đầu hàng.

Từ những quỹ theo xu hướng đến các quỹ tập trung vào biến động, các nhà quản lý đã mua tổng cộng 280 tỷ USD cổ phiếu toàn cầu chỉ trong nửa đầu năm, theo ước tính từ bộ phận S&T của Morgan Stanley. Trong tuần này, đòn bẩy cổ phiếu ròng của họ, thước đo mức độ chấp nhận rủi ro, đã đạt mức cao nhất kể từ đầu năm 2020.

Sau một chút kháng cự, các nhà đầu tư đã bắt đầu đảo từ short sang long. Các quỹ phòng hộ theo dõi bởi Morgan Stanley tuần trước đã tăng lượng đòn bẩy vượt 50% lần đầu tiên kẻ từ tháng 2/2022.

Theo Jimmy Chang, giám đốc đầu tư tại Rockefeller Global Family Office, “đây là một thị trường động lượng. Khó mà nói khi nào đà tăng dừng lại được. Nhưng có vẻ ta đang đi hơi xa. Tôi vẫn tin rằng về mặt cơ bản vẫn có những rủi ro.”

Chang không đơn độc với nỗi lo của mình. Trong cuộc khảo sát mới nhất của BofA, tỷ trọng nắm giữ tiền mặt đã tăng từ 5.1% lên 5.3%. Trong khi đó, nhu cầu phòng hộ đã tạo ra một ETF mới, phòng hộ 100% tổn thất từ cổ phiếu trong khoảng thời gian hai năm.

Có rất nhiều điều để lo lắng. Định giá quá cao. Lạm phát có thể tăng cao và Fed có thể giữ lãi suất cao hơn trong thời gian dài hơn. Mối lo suy thoái chỉ mới bị trì hoãn, chứ không biến mất hoàn toàn. Và hồ sơ phá sản đang chồng chất.

Paul Hickey, đồng sáng lập của Bespoke Investment Group, cho biết: “Thị trường leo lên bức tường lo lắng và đôi khi, các nhà đầu tư càng lo lắng về nhiều vấn đề thì lợi nhuận dự phóng càng cao. Ngược lại, ngay khi ta nghĩ rằng thị trường chứng khoán không thể xảy ra sai sót nào, thì ta sẽ về năm 2022. Sự tự mãn sẽ giết chết ta.”

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Giá vàng liệu có còn mối tương quan nghịch đảo với lợi suất thực?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Giá vàng liệu có còn mối tương quan nghịch đảo với lợi suất thực?

Nổi tiếng với vai trò là bảo hiểm trước sự bất ổn kinh tế và lạm phát, vàng từ lâu đã thu hút các nhà đầu tư. Một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến giá vàng là mối quan hệ giữa lợi suất thực và lạm phát. Về lâu dài, vàng đã bảo vệ người ta khỏi những tác động của lạm phát và vẫn đang là một công cụ đa dạng hóa mạnh mẽ trong danh mục đầu tư.
Theo dấu dòng tiền: Nguồn vốn FDI "Made in China" đạt đỉnh 8 năm. Vốn chảy vào đâu và mục đích thật sự là gì?
Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

Theo dấu dòng tiền: Nguồn vốn FDI "Made in China" đạt đỉnh 8 năm. Vốn chảy vào đâu và mục đích thật sự là gì?

Đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc đang trên đà đạt mức cao nhất trong 8 năm qua, khi các tập đoàn lớn của nước này đẩy mạnh xây dựng nhà máy ở nước ngoài. Sự thay đổi này có thể góp phần xoa dịu những lời chỉ trích về chiến lược xuất khẩu ồ ạt của Bắc Kinh.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ