Thị trường đang theo dõi xem ngân hàng nào sẽ sụp đổ tiếp theo

Thị trường đang theo dõi xem ngân hàng nào sẽ sụp đổ tiếp theo

08:23 04/05/2023

Sau một vài ngày căng thẳng trong thời điểm First Republic được tiếp quản, nhà phân tích ngân hàng kỳ cựu Christopher McGratty đã mong đợi một chút bình lặng.

Đầu ngày thứ Ba, hơn 24 giờ sau khi các cơ quan quản lý của Hoa Kỳ chọn JPMorgan Chase để tiếp quản First Republic, McGratty đã đến gặp một khách hàng ở Manhattan. Tuy nhiên, vài phút sau khi bắt đầu phiên giao dịch chính, cổ phiếu của các ngân hàng khu vực mà ông phân tích cho KBW bắt đầu lao dốc.

Cổ phiếu các ngân hàng nhỏ lẻ bị bán tháo mạnh bắt nguồn từ sự sụp đổ hồi tháng 3 của Ngân hàng Thung lũng Silicon tiếp tục diễn ra vào thứ Ba, khiến các nhà phân tích và nhà đầu tư Phố Wall bất ngờ. Việc tiếp quản First Republic của nhà băng lớn nhất của quốc gia được cho là để dập tắt những lo ngại về tình hình của hệ thống ngân hàng Mỹ.

Sự sụt giảm nghiêm trọng - Cổ phiếu của PacWest đã giảm 28% xuống mức thấp kỷ lục vào thứ Ba, trong khi Western Alliance lao dốc với 15% - trong bối cảnh chưa có nhiều thông tin được công bố khiến các chuyên gia ngân hàng tìm hiểu lý do tại sao điều này lại xảy ra.

Những lo ngại về tiền gửi không được bảo hiểm, hay về bất động sản thương mại và các quy định sắp tới đều là những nguyên nhân có thể xảy ra. Những người khác chỉ ra áp lực từ phe bán khống. Đó là những gì Peter Orszag, CEO tư vấn tài chính tại Lazard, người đại diện cho First Republic trong nỗ lực giải cứu, chia sẻ.

McGratty, người điều hành bộ phận nghiên cứu ngân hàng Hoa Kỳ tại KBW, cho biết: “Mọi người đang tìm kiếm câu trả lời và không ai có câu trả lời ổn thỏa”.

Tháng Ba với cuộc khủng hoảng nghiêm trọng

PacWest và Western Alliance gần đây đã tiết lộ kết quả quý đầu tiên và các số liệu cập nhật đến giữa tháng 4, bước đầu làm dịu đi những lo ngại của nhà đầu tư về dòng tiền ra. Nhưng thời điểm hiện tại đánh giá cảm xúc của các trader quan trọng hơn là tình hình các ngân hàng trong thời gian bình thường, ông nói.

McGratty cho biết: “Thị trường đang dự kiến về khả năng domino tiếp theo sau khi SVB, Signature và First Republic được tiếp quản.

“Chúng ta đang ở trong bối cảnh giống như tháng Ba, khi mà giao dịch cổ phiếu dựa trên nỗi sợ hãi và tâm lý chứ không phải các nguyên tắc cơ bản”, ông nói thêm.

Điều này không làm cho mối nguy hiểm đối với các ngân hàng tầm trung trở lên khó có thể xảy ra. Theo các nhà phân tích của Evercore ISI, áp lực đối với cổ phiếu ngân hàng có thể khiến khách hàng một lần nữa rút tiền gửi từ các nhà băng.

Pancari cho biết: “Mặc dù chúng tôi tin tưởng vào mức thanh khoản và vốn tại các ngân hàng sau quý I, nhưng chúng tôi không thể bỏ qua rủi ro rằng áp lực thị trường đối với định giá cổ phiếu ngân hàng”.

Vào thứ Tư, cổ phiếu của PacWest và Western Alliance đã phục hồi phần nào. Chỉ số ngân hàng nhỏ lẻ KBW cũng tăng.

Ngành ngân hàng đang mỏng manh hơn bao giờ hết

Những bất ổn của tháng 3 cho thấy các ngân hàng có thể sụp đổ nhanh hơn bất kỳ ai mong đợi.

Các công cụ ngân hàng kỹ thuật số và nỗi sợ hãy lan truyền bởi mạng xã hội gây ra khiến khách hàng đổ xô đi rút tiền tại nhiều ngân hàng, bao gồm cả SVB (nhà băng đã bị rút hơn 140 tỷ USD tiền gửi trong hai ngày).

Đó là lý do tại sao McGratty nói rằng tình trạng hỗn loạn hiện nay đáng sợ hơn giai đoạn 15 năm trước.

Ông nói: Các khoản nợ xấu vốn là nguyên nhân gốc rễ của các cuộc khủng hoảng trước đây có thể mất hàng tháng để khiến một ngân hàng sụp đổ. Nhưng việc khách hàng tới rút tiền có thể làm ngân hàng phải đóng cửa sau 36 giờ, giống như những gì đã xảy ra tại SVB, cho thấy mọi thứ mong manh như thế nào”.

CNBC

Broker listing

Cùng chuyên mục

Biên bản cuộc họp chính sách tiền tệ của BoJ: thận trọng đối với việc tiếp tục tăng lãi suất
Nam Bình

Nam Bình

Junior Editor

Biên bản cuộc họp chính sách tiền tệ của BoJ: thận trọng đối với việc tiếp tục tăng lãi suất

Theo biên bản tóm tắt ý kiến từ cuộc họp, các thành viên hội đồng thống đốc của BoJ đã thảo luận về sự cần thiết phải thận trọng trong cuộc họp chính sách tuần trước. Cũng qua cuộc họp này, BoJ đã chính thức chấm dứt chính sách tiền tệ nới lỏng với lần tăng lãi suất đầu tiên của Nhật Bản kể từ năm 2007.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ