Thành viên Hội đồng Thống đốc ECB cảnh báo rủi ro với nền kinh tế khi cắt giảm lãi suất quá muộn

Thành viên Hội đồng Thống đốc ECB cảnh báo rủi ro với nền kinh tế khi cắt giảm lãi suất quá muộn

Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

08:09 29/03/2024

Theo thành viên Hội đồng Thống đốc Francois Villeroy de Galhau, ECB sẽ gặp những rủi ro kinh tế khi giữ lãi suất ở mức cao quá lâu và họ nên bắt đầu cắt giảm tại một trong hai cuộc họp tới.

Thống đốc ngân hàng trung ương Pháp cho biết, mặc dù ECB đang nỗ lực đưa lạm phát trở lại mục tiêu 2%, nhưng giờ đây họ nên tích hợp mục tiêu quan trọng là đảm bảo hạ cánh mềm cho eurozone.

Ông giải thích điều này sẽ hỗ trợ cho thu nhập, thị trường việc làm và tài chính công, trong khi việc trì hoãn quá lâu có thể buộc ECB phải cắt giảm lãi suất mạnh hơn trong tương lai. Villeroy cũng đề xuất ECB nên cắt giảm lãi suất lần tiên vào tháng 4 hoặc tháng 6.

Villeroy cho biết trong một bài phát biểu hôm thứ Năm: “Rủi ro lạm phát hiện đã được cân bằng, nhưng tăng trưởng có thể bị đình trệ. Đã đến lúc hạn chế rủi ro này bằng cách bắt đầu cắt giảm lãi suất.”

Thống đốc Ngân hàng trung ương Pháp là một trong các nhà hoạch định chính sách có quan điểm dovish, ông đã đưa ra cảnh báo về những thiệt hại mà lãi suất cao kỷ lục của ECB có thể gây ra cho nền kinh tế.

Quan chức tại NHTW Ý, Fabio Panetta, cho biết chính sách thắt chặt đang làm giảm nhu cầu. Trước đó, thành viên Ban điều hành Piero Cipollone nói rằng nếu tăng trưởng và lạm phát yếu hơn, thì ECB nên sẵn sàng cắt giảm lãi suất.

Với việc lạm phát được ước tính giảm xuống mức 2.5% trong tháng này, hầu hết các quan chức đều ủng hộ việc cắt giảm lãi suất lần đầu tiên vào tháng Sáu. Thị trường cũng kỳ vọng tương tự và định giá gần như 100% ECB sẽ cắt giảm lãi suất từ 4% xuống 3.75% tại cuộc họp ngày 6/6.

Villeroy thậm chí còn cho rằng ECB có thể giảm lãi suất ngay vào tháng 4, tuy nhiên ông cũng thừa nhận rằng tháng 6 có nhiều khả năng hơn.

Ông nói rằng mặc dù có những sự tương đồng giữa các chu kỳ lạm phát ở Mỹ và châu Âu nhưng về bản chất chúng vẫn khác nhau. Villeroy nói: “Các ngân hàng trung ương quyết định dựa trên tình hình kinh tế trong nước."

Villeroy cho biết ECB sẽ dựa vào dữ liệu để quyết định mức độ cắt giảm lãi suất. “Có lẽ chúng tôi sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất với mức vừa phải và cân nhắc cắt giảm thêm tại các cuộc họp sau đó."

Villeroy cho biết có khả năng lãi suất sẽ được hạ xuống đáng kể nhưng vẫn phải phù hợp với những dữ liệu kinh tế. Ông cũng đề cập đến lợi ích của việc thực hiện các biện pháp chính sách tiền tệ một cách linh hoạt và tích cực, thay vì chờ đợi quá lâu trước khi hành động.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Giá vàng liệu có còn mối tương quan nghịch đảo với lợi suất thực?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Giá vàng liệu có còn mối tương quan nghịch đảo với lợi suất thực?

Nổi tiếng với vai trò là bảo hiểm trước sự bất ổn kinh tế và lạm phát, vàng từ lâu đã thu hút các nhà đầu tư. Một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến giá vàng là mối quan hệ giữa lợi suất thực và lạm phát. Về lâu dài, vàng đã bảo vệ người ta khỏi những tác động của lạm phát và vẫn đang là một công cụ đa dạng hóa mạnh mẽ trong danh mục đầu tư.
Theo dấu dòng tiền: Nguồn vốn FDI "Made in China" đạt đỉnh 8 năm. Vốn chảy vào đâu và mục đích thật sự là gì?
Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

Theo dấu dòng tiền: Nguồn vốn FDI "Made in China" đạt đỉnh 8 năm. Vốn chảy vào đâu và mục đích thật sự là gì?

Đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc đang trên đà đạt mức cao nhất trong 8 năm qua, khi các tập đoàn lớn của nước này đẩy mạnh xây dựng nhà máy ở nước ngoài. Sự thay đổi này có thể góp phần xoa dịu những lời chỉ trích về chiến lược xuất khẩu ồ ạt của Bắc Kinh.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ