Tháng 9 này có vẻ không mấy lạc quan

Tháng 9 này có vẻ không mấy lạc quan

16:17 04/09/2020

Với mức trợ cấp không đủ sống mà Quốc hội Mỹ phê duyệt vào tháng trước, các số liệu thống kê kinh tế tần số cao tháng 8 được dự báo sẽ rất tệ

  • Bài viết nhằm phân tích các số liệu kinh tế ở tuần trước.
  • Mục tiêu là tập trung vào những chỉ số  dẫn dắt hoạt động kinh tế để xác định liệu nền kinh tế đang tăng trưởng hay suy yếu và tỷ lệ lạm phát sẽ tăng hay giảm.
  • Tuần này, tôi sẽ xem xét các chỉ số: đơn đặt hàng hàng hóa lâu bền, niềm tin người tiêu dùng, thu nhập và chi tiêu cá nhân, và số đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần.

Đơn hàng hàng hóa lâu bền

Trong tháng 7, số lượng các đơn đặt hàng đã tăng 11.2%, nhưng cũng như tháng Sáu, chủ yếu từ nhu cầu xe hơi và xe tải mới. Sau khi loại trừ các đơn hàng vận tải, số đơn đặt hàng mới chỉ tăng 2.4%. Đơn đặt hàng ô tô và phụ tùng ô tô tăng 22%, giảm nhẹ so với mức tăng 24% của tháng 6. Hiện tại, lượng sản xuất ô tô đã trở lại mức trước đại dịch, tốc độ tăng trưởng của đơn đặt hàng hàng hóa lâu bền có vẻ sẽ chậm lại đáng kể bởi tín dụng bị thắt chặt và số người thất nghiệp lên tới 27 triệu.

Tính đến thời điểm hiện tại, số lượng đơn đặt hàng đã giảm 3.3% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi các đơn đặt mua hàng hóa phi quốc phòng không bao gồm máy bay, hay còn gọi là chi tiêu kinh doanh, giảm 1.9%.

Niềm tin tiêu dùng

Chỉ số niềm tin của người tiêu dùng, tháng 8 vừa qua, đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 6 năm. Nhìn xa hơn vào số liệu về chi tiêu tiêu dùng, tình trạng còn càng thêm bi quan. Thực ra, điều này cũng hợp lý khi ta nhìn vào hoàn cảnh của thị trường lao động và việc trợ cấp thất nghiệp mở rộng phải chấm dứt cách đây một tháng. Chỉ số này được mong đợi sẽ tăng lên 93.0 nhưng lại tụt xuống còn 84.8. Thước đo cho số liệu triển vọng 6 tháng cũng giảm xuống mức thấp nhất trong thời kỳ đại dịch là 85.2.

Thu nhập và chi tiêu cá nhân

Tháng 7 này, tốc độ tăng trưởng chi tiêu cá nhân tiếp tục vẫn chững lại, chỉ tăng 1.9% so với tháng 6, một phần do ở nhiều bang phía Nam Hoa Kỳ Covid-19 bùng phát trở lại, cùng với việc gói trợ cấp thất nghiệp mở rộng vừa hết hạn. Chi tiêu tháng 8 được dự báo sẽ sụt giảm, bởi nền kinh tế có gần 27 triệu công nhân chỉ trợ cấp thất nghiệp từ nhà nước - mức lương quá thấp tới mức không đủ trang trải cuộc sống.

Sau hai tháng sụt giảm, thu nhập cá nhân tăng 0.4% trong tháng 7, chủ yếu từ việc tăng lương cho nhân viên nhờ sự mở của trở lại của nhiều bang trên nước Mỹ.

Số người xin trợ cấp thất nghiệp

Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp tiếp tục trong trên một triệu đơn một tuần, là con số tệ hại bởi hiện tại đang là giai đoạn kinh tế phục hồi. Có hơn 600,000 người trong số những lao động này nộp đơn xin trợ cấp lần đầu, đã nâng tổng số đơn lên 1.43 triệu vào tuần trước. Đây đã là mức tăng nhẹ so với tuần trước nữa.

Tính đến ngày 8/8, tổng số người bị thất nghiệp kéo dài gần như không giảm ở mức 27.2 triệu người – một con số choáng ngợp về lượng người lao động không còn được hưởng hỗ trợ mở rộng. Dù Tổng thống Trump đã đồng ý ký quyết định hỗ trợ thêm một khoản trị giá 300 USD/tuần, nhưng người lao động sẽ sớm nhận ra nó chỉ kéo dài ba tuần.

Tổng kết

Với mức trợ cấp không đủ sống mà Quốc hội Mỹ phê duyệt vào tháng trước, các số liệu thống kê kinh tế tần số cao của tháng 8 được dự báo sẽ rất tệ. Cả số liệu về chi tiêu và thu nhập cũng như niềm tin tiêu dùng được cho là sẽ giảm, và vòng lặp mới về suy thoái lại diễn ra do người dân giảm chi tiêu. Người ta cũng bắt đầu chứng kiến ​​một làn sóng đào thải mới trong ngành dịch vụ khi nhiều công ty thay đổi quy mô phù hợp với thị trường sau đại dịch.

Sự phân hóa ngày càng gia tăng giữa thị trường tài chính và nền kinh tế thực cũng gần tới mức đỉnh điểm.

Trong khi các thị trường đang bị kích thích quá mức, thì nền kinh tế vẫn chưa nhận được đủ kích thích, và đến một lúc nào đó, cả hai phải hội tụ. Các thị trường đã được hưởng lợi trong ngắn hạn từ việc thị trường lao động suy thoái do cắt giảm chi phí lao động. Ban đầu, điều đó giúp các công ty đạt hoặc vượt qua được thu nhập mong muốn. Nhưng lợi ích đó không kéo dài, nhất là khi những người thất nghiệp bắt đầu giảm tiêu dùng dần đến ảnh hưởng đến doanh thu của doanh nghiệp.

Theo Lawrence Fuller - The Portfolio Architect

Broker listing

Cùng chuyên mục

Giá vàng liệu có còn mối tương quan nghịch đảo với lợi suất thực?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Giá vàng liệu có còn mối tương quan nghịch đảo với lợi suất thực?

Nổi tiếng với vai trò là bảo hiểm trước sự bất ổn kinh tế và lạm phát, vàng từ lâu đã thu hút các nhà đầu tư. Một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến giá vàng là mối quan hệ giữa lợi suất thực và lạm phát. Về lâu dài, vàng đã bảo vệ người ta khỏi những tác động của lạm phát và vẫn đang là một công cụ đa dạng hóa mạnh mẽ trong danh mục đầu tư.
Theo dấu dòng tiền: Nguồn vốn FDI "Made in China" đạt đỉnh 8 năm. Vốn chảy vào đâu và mục đích thật sự là gì?
Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

Theo dấu dòng tiền: Nguồn vốn FDI "Made in China" đạt đỉnh 8 năm. Vốn chảy vào đâu và mục đích thật sự là gì?

Đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc đang trên đà đạt mức cao nhất trong 8 năm qua, khi các tập đoàn lớn của nước này đẩy mạnh xây dựng nhà máy ở nước ngoài. Sự thay đổi này có thể góp phần xoa dịu những lời chỉ trích về chiến lược xuất khẩu ồ ạt của Bắc Kinh.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ