Powell muốn “chơi lớn” cho đến khi lạm phát được chế ngự

Powell muốn “chơi lớn” cho đến khi lạm phát được chế ngự

Đỗ Duy Đạt

Đỗ Duy Đạt

Associate Manager, FX G7

11:59 02/05/2022

Jerome Powell không thích “chúc phúc” cho các vị thế đặt cược vào thị trường tài chính, nhưng trong tuần này ông có thể sẽ kiểm tra mức độ kỳ vọng của các nhà đầu tư về việc Cục Dự trữ Liên bang tăng lãi suất để hạ nhiệt áp lực lạm phát.

Tiêu dùng cá nhân điều chỉnh theo lạm phát của Mỹ bất ngờ tăng vào tháng trước
Tiêu dùng cá nhân điều chỉnh theo lạm phát của Mỹ bất ngờ tăng vào tháng trước

Chủ tịch Fed và các đồng nghiệp của ông muốn nhanh chóng nâng lãi suất lên một mức trung lập trong năm nay, không kích thích hay kìm hãm tăng trưởng – ở mức khoảng 2.5% - và sau đó làm chậm tốc độ thắt chặt.

Các ngân hàng trung ương Hoa Kỳ không muốn kích hoạt một cuộc suy thoái và Powell đã bày tỏ sự tin tưởng vào khả năng của Fed trong việc “hạ cánh nhẹ nhàng”, đưa lạm phát về mức mục tiêu 2% mà không làm đình trệ nền kinh tế.

Nhưng ông cũng đã ưu tiên sự ổn định về giá cả. “Nếu chúng tôi thấy rằng cần thắt chặt bằng các biện pháp cứng rắn hơn và đi vào một lập trường hạn chế hơn, thì chúng tôi sẽ làm điều đó,” Powell nói ngày 21 tháng 3.

Ông công khai ủng hộ việc thắt chặt chính sách nhanh chóng trong phát biểu ngày 21 tháng 4 đã giúp củng cố kỳ vọng tăng 0.5% khi các quan chức kết thúc cuộc họp kéo dài hai ngày vào thứ Tư, sau đó ít nhất là một động thái lớn nữa vào tháng Sáu.

Biên bản cuộc họp hồi tháng 3 của họ cũng báo hiệu ủy ban có thể sẽ đồng ý bắt đầu thu hẹp bảng cân đối kế toán 9 nghìn tỷ USD vào tháng 5, nhanh chóng chuyển sang giảm tối đa là 95 tỷ USD một tháng.

Dự báo của Fed từ tháng 3 cho thấy 5 quan chức dự kiến ​​lãi suất trên 3% vào năm 2023 và 2024 để đưa lạm phát quay trở lại mục tiêu của họ.

Điều đó có vẻ “diều hâu” hơn so với quan chức khác, trung bình dự báo lãi suất ở mức 2.8% trong cả hai năm, nhưng thật hợp lý khi nhiều nhà hoạch định chính sách đã chuyển sang phe “diều hâu” sau các dữ liệu kinh tế mới.

Các nhà kinh tế tại Deutsche Bank AG cho rằng Fed sẽ phải tăng lãi suất mạnh mẽ hơn nhiều - trong khoảng 5% hoặc 6% - để kiềm chế lạm phát, dẫn đến suy thoái sâu vào năm tới.

Các con số tổng sản phẩm quốc nội quý đầu tiên được công bố hôm thứ Năm cho thấy nhu cầu cơ bản vững chắc, với doanh số bán hàng thực trong nước tăng lên mức 2.6% hàng năm.

Đầu tư và chi tiêu vốn đang tăng lên. Chỉ số chi phí việc làm, một chỉ số quan trọng mà Powell theo dõi, đã tăng 4.5% so với một năm trước đó, mức tăng có khả năng củng cố nhu cầu và có thể duy trì áp lực lạm phát.

Và thị trường việc làm vẫn còn “chặt”. Biên chế tăng 385,000 trong tháng 4 theo ước tính trung bình trong một cuộc khảo sát của Bloomberg News. Báo cáo việc làm hàng tháng sẽ được công bố vào ngày 6 tháng 5.

Đối với các ngân hàng trung ương, đây là tất cả tin tốt ngoại trừ một điều: Nó đi kèm với lạm phát tăng và một số thước đo kỳ vọng lạm phát dài hạn cũng tăng.

Lạm phát tiềm tàng

Conrad DeQuadros, cố vấn kinh tế cấp cao tại Brean Capital, cho biết: “Tất cả các thước đó đang cho chúng ta thấy lạm phát “ngầm” đang vượt ra khỏi tầm kiểm soát. Nhiều khả năng họ sẽ phải tăng lãi suất lên trên mức dự kiến 2.8% hiện tại để hạ nhiệt lạm phát.

Câu chuyện của Fed về việc “hành động” thận trọng khi họ tăng lãi suất lên khoảng 2.5% cũng phản ánh sự không chắc chắn cao của họ.

Cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine và các lệnh phong tỏa Covid của Trung Quốc có thể làm chậm tốc độ tăng trưởng toàn cầu và chuỗi cung ứng trở nên khó khăn hơn, tạo ra sự khan hiếm hơn và áp lực giá cả cao hơn. Đồng thời, tốc độ tăng trưởng chậm lại ở Trung Quốc và châu Âu có thể tạo ra giảm phát.

Wong nói rằng việc giá nguyên liệu thô điều chỉnh giảm có thể “dụ dỗ” ủy ban tạm dừng thắt chặt khi họ tiếp cận mức lãi suất 2.5% vào cuối năm nay.

Nhưng áp lực về tiền lương có khả năng tiếp tục tăng, ít nhất là về danh nghĩa, và duy trì đà tăng giá dịch vụ cốt lõi.

Craig Torres, Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Giá cả của Trung Quốc chỉ đơn giản là quá thấp để khiến người mua phải lo lắng về vấn đề thuế quan
Trần Phương Thảo

Trần Phương Thảo

Junior Analyst

Giá cả của Trung Quốc chỉ đơn giản là quá thấp để khiến người mua phải lo lắng về vấn đề thuế quan

Trung Quốc có thể chịu được bất kỳ mức thuế quan mới nào mà thế giới áp đặt lên nước này - ngay cả những mức thuế trừng phạt mà Donald Trump đang lên kế hoạch nếu ông có được nhiệm kỳ tổng thống thứ hai - bởi vì đơn giản là giá car của nước này vốn quá thấp
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ