Phân tích giá Dầu WTI: Giảm nhẹ từ mốc $40.00 sau nến “Hanging Man” ngày Thứ Ba

Phân tích giá Dầu WTI: Giảm nhẹ từ mốc $40.00 sau nến “Hanging Man” ngày Thứ Ba

Đỗ Duy Đạt

Đỗ Duy Đạt

Associate Manager, FX G7

10:08 01/07/2020

WTI giảm từ mức cao nhất trong tuần sau khi hình thành mô hình nến bearish vào ngày hôm qua. Một đường xu hướng tăng từ ngày 28/05 trở thành mục tiêu của phe bán. Đỉnh tháng 6 trở thành kháng cự ở mức $40.10.

WTI lùi lại từ mức đỉnh tuần này xuống $39.69 trong phiên Tokyo sáng nay. Sự suy giảm của “Vàng đen” gần đây giải thích cho sự hình thành của mô hình nến bearish trên biểu đồ Daily.

Do đó, phe bán hiện đang nhắm mục tiêu kiểm tra lại đường xu hướng đóng vai trò là hỗ trợ từ ngày 28/05, hiện ở mức $37.90. Tuy nhiên, mức $39.00 cũng có thể sẽ cung cấp hỗ trợ ngắn hạn cho giá Dầu WTI.

Nếu phe bán vẫn nắm quyền kiểm soát dưới $37.90, mức đáy giữa tháng 6 gần $34.70 và đáy ngày 28/05 xung quanh $31.30 có thể trở thành mục tiêu tiếp theo.

Mặt khác, một sự bứt phá dứt khoát lên trên mức cao nhất ngày hôm qua gần $40.10 sẽ làm vô hiệu hóa mô hình nến “Hanging Man” và kích hoạt sự phục hồi của giá Dầu WTI lên tới đỉnh ngày 08/06 gần $40.60 trước kiểm tra đỉnh của tháng trước gần $41.65/70.

Ngoài các chi tiết kỹ thuật, các trader Dầu cũng sẽ dõi theo các báo cáo hàng tuần về Thay đổi trữ lượng dầu thô của Mỹ, dự kiến giảm 0.95 triệu thùng so với mức 1.442 triệu trước đó, do Cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA) công bố.

Các mức quan trọng cần chú ý trong ngày

Broker listing

Cùng chuyên mục

Triển vọng báo cáo việc làm phi nông nghiệp tháng 7
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Triển vọng báo cáo việc làm phi nông nghiệp tháng 7

Báo cáo Việc làm Phi Nông nghiệp (Non-Farm Payrolls – NFP) sắp được công bố vào ngày mai, với dự báo đồng thuận là tăng 110,000 việc làm mới, thấp hơn so với con số 139,000 trong báo cáo trước đó. Thông thường, dữ liệu này được công bố vào thứ Sáu đầu tiên của mỗi tháng, nhưng tháng này báo cáo sẽ được phát hành vào thứ Năm, ngày 3/7, do ngày 4/7 là ngày Lễ Độc lập của Mỹ nên thị trường đóng cửa.
Đồng USD chịu áp lực với tổ hợp yếu tố bất lợi, từ thương mại, tài khóa đến sức mạnh đang gia tăng của đồng EUR
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Đồng USD chịu áp lực với tổ hợp yếu tố bất lợi, từ thương mại, tài khóa đến sức mạnh đang gia tăng của đồng EUR

Sự bình lặng trong phiên giao dịch ngoại hối châu Á hôm nay che giấu một bối cảnh đầy biến động đang hình thành bên dưới bề mặt. Đồng USD tiếp tục nằm gần đáy bảng xếp hạng hiệu suất tuần này, bất chấp một đợt phục hồi nhẹ. Các nhà đầu tư vẫn giữ thái độ thận trọng khi chờ đợi ba yếu tố mang tính chất quyết định: báo cáo NFP vào thứ Năm, hạn chót ngày 9/7 cho một thỏa thuận thuế quan tạm thời, và cuộc bỏ phiếu quan trọng tại Hạ viện đối với dự luật chi tiêu và cắt giảm thuế trị giá 3,3 nghìn tỷ USD của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Biến động dự kiến sẽ gia tăng khi các yếu tố này đồng loạt đến hồi phân giải.
Nikkei 225 phục hồi từ vùng hỗ trợ bất chấp mối đe dọa thuế quan từ Trump
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Nikkei 225 phục hồi từ vùng hỗ trợ bất chấp mối đe dọa thuế quan từ Trump

Sự luân chuyển nhóm ngành đã trở thành tiêu điểm trên thị trường chứng khoán Mỹ trong phiên giao dịch ngày thứ Ba, 1/7, khi nhà đầu tư rút vốn khỏi nhóm cổ phiếu công nghệ vốn hóa lớn. Nasdaq 100 giảm mạnh -0.90%, thể hiện sự yếu kém rõ rệt, trong khi chỉ số Dow Jones tăng 0.9% – đánh dấu phiên tăng thứ tư liên tiếp và đóng cửa ở mức 44,495 điểm, chỉ còn cách mức đỉnh trong ngày mọi thời đại là 45.074 điểm (thiết lập vào tháng 12/2024) đúng 1%.
Đồng USD giảm do rủi ro thuế quan gia tăng khi Trump nhắm vào Nhật Bản; đồng CHF tăng mạnh
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Đồng USD giảm do rủi ro thuế quan gia tăng khi Trump nhắm vào Nhật Bản; đồng CHF tăng mạnh

Đồng USD tiếp tục chịu áp lực và giảm xuống mức thấp mới so với đồng Euro và CHF trong phiên qua đêm, khi thị trường ngày càng lo ngại về chính sách thương mại của Mỹ trước thời hạn ngày 9 tháng 7. Dù chứng khoán Mỹ vẫn giữ vững đà tăng với các chỉ số S&P 500 và NASDAQ thiết lập mức cao kỷ lục, thị trường tiền tệ lại phản ánh tâm lý thận trọng, khi dòng vốn trú ẩn đổ vào CHF và JPY.
Đếm ngược những ngày cuối cùng: Hòa bình thương mại hay hoảng loạn thị trường vào ngày 9/7?
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Đếm ngược những ngày cuối cùng: Hòa bình thương mại hay hoảng loạn thị trường vào ngày 9/7?

Thị trường toàn cầu đang bước vào giai đoạn đếm ngược tới hạn chót ngày 8 và 9/7 do chính quyền Trump đặt ra. Đến thời điểm đó, các quốc gia phải hoàn tất các thỏa thuận thương mại với Mỹ — nếu không, mức thuế quan sẽ tăng vọt. Kết quả có thể mang lại sự nhẹ nhõm cho nhà đầu tư, hoặc thổi bùng lại nỗi lo về một cuộc chiến thương mại toàn cầu.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ