Nỗi lo về lạm phát vẫn đang rình rập thị trường chứng khoán toàn cầu

Nỗi lo về lạm phát vẫn đang rình rập thị trường chứng khoán toàn cầu

Tú Đỗ

Tú Đỗ

Senior Economic Analyst

18:27 18/05/2021

Thị trường chứng khoán toàn cầu sẽ phải đối mặt với một năm khó khăn phía trước, bất chấp câu chuyện về lạm phát sẽ đi về đâu

Thị trường chứng khoán dự kiến sẽ ngày một khó lường
Thị trường chứng khoán dự kiến sẽ ngày một khó lường

Câu chuyện về việc liệu lạm phát có phải chỉ mang tính nhất thời hay không vẫn đang nhận được sự tranh luận sôi nổi trên thị trường trong những ngày qua. Tuy vậy, những nhà giao dịch cổ phiếu cần tránh bị quá phân tâm bởi những tranh luận trên bởi chúng có lẽ sẽ còn chưa có hồi kết trong nhiều tháng tới.

Trên toàn cầu, chi phí của các nhà sản xuất đang tăng cao với tốc độ chóng mặt và khiến các doanh nghiệp buộc phải cắt giảm biên lợi nhuận hoặc chuyển chi phí qua tới khách hàng. Cùng với đó lạm phát khiến cho rủi ro thắt chặt chính sách tiền tệ trở lại của các NHTW vẫn còn lơ lửng. Cả 2 vấn đề trên đều dự kiến tác động tiêu cực đối với giá cổ phiếu.

Dữ liệu trong hơn 60 năm qua ủng hộ luận điểm trên. Sử dụng dữ liệu giá đóng cửa tháng của chỉ số hàng hóa Bloomberg từ năm 1960 đến nay, đã có 13 lần chỉ số này tăng hơn 60% trong vòng 12 tháng và lần gần nhất chính là vào cuối tháng 4 vừa qua. So sánh với lợi suất trung bình của chỉ số chứng khoán toàn cầu MSCI World cho thấy kết quả sau:

  • 1 tháng = -1.2%
  • 3 tháng = -4%
  • 6 tháng = -6.3%
  • 1 năm = -14.6%

Chỉ có 1 lần vào tháng 7/1980, lợi suất ở mức dương đối với cả 4 khung thời gian. Nhìn vào thời điểm hiện tại, đà tăng giá của hàng hóa là mạnh mẽ hơn nhiều và vẫn đang tiếp diễn. Điều này có thể sẽ càng khiến cho vấn đề càng thêm trầm trọng.

Tất nhiên sẽ có những quan điểm phản biện rằng môi trường chính sách hiện tại là rất khác biệt so với quá khứ khi khối lượng tiền khổng lồ được bơm vào nền kinh tế đã thổi phồng giá của các tài sản tài chính. Tuy nhiên đây cũng chính là nguyên nhân chính khiến cho giá cả hàng hóa tăng mạnh và bóp nghẹt lợi nhuận của các doanh nghiệp. Để giải quyết được vấn đề này các NHTW cần phải dừng việc kích thích hoặc các doanh nghiệp sẽ bắt đầu chuyển phần chi phí tăng thêm qua khách hàng và tiếp tục đẩy lạm phát lên cao hơn. Trong cả 2 kịch bản, việc siết chặt lại chính sách tiền tệ là không thể tránh khỏi.

Nói tóm lại, tỷ lệ cân đối giữa rủi ro và lợi nhuận của thị trường chứng khoán toàn cầu lúc này là rất tệ, bất chấp câu chuyện về lạm phát sẽ đi về đâu, và do vậy các nhà giao dịch cổ phiếu cần phải sẵn sàng chấp nhận sự khó lường này.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Giá vàng liệu có còn mối tương quan nghịch đảo với lợi suất thực?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Giá vàng liệu có còn mối tương quan nghịch đảo với lợi suất thực?

Nổi tiếng với vai trò là bảo hiểm trước sự bất ổn kinh tế và lạm phát, vàng từ lâu đã thu hút các nhà đầu tư. Một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến giá vàng là mối quan hệ giữa lợi suất thực và lạm phát. Về lâu dài, vàng đã bảo vệ người ta khỏi những tác động của lạm phát và vẫn đang là một công cụ đa dạng hóa mạnh mẽ trong danh mục đầu tư.
Theo dấu dòng tiền: Nguồn vốn FDI "Made in China" đạt đỉnh 8 năm. Vốn chảy vào đâu và mục đích thật sự là gì?
Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

Theo dấu dòng tiền: Nguồn vốn FDI "Made in China" đạt đỉnh 8 năm. Vốn chảy vào đâu và mục đích thật sự là gì?

Đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc đang trên đà đạt mức cao nhất trong 8 năm qua, khi các tập đoàn lớn của nước này đẩy mạnh xây dựng nhà máy ở nước ngoài. Sự thay đổi này có thể góp phần xoa dịu những lời chỉ trích về chiến lược xuất khẩu ồ ạt của Bắc Kinh.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ