Nợ công của Mỹ hơn 26,700 tỷ USD nhưng các nhà kinh tế hàng đầu vẫn không lo lắng, đây là lý do vì sao

Nợ công của Mỹ hơn 26,700 tỷ USD nhưng các nhà kinh tế hàng đầu vẫn không lo lắng, đây là lý do vì sao

09:01 23/09/2020

“Nếu chấp nhận thâm hụt ngân sách thì nên sử dụng tiền vào xây dựng cơ sở hạ tầng giáo dục nhằm phát triển cho thế hệ tương lai. Nhưng thay vì làm thế, nước Mỹ lại đang sử dụng số tiền ấy nhằm mang về lợi nhuận lớn cho các tập đoàn và những người vốn đã giàu có" - Paul Krugman (giải Nobel kinh tế 2008)

NHỮNG ĐIỂM CHÍNH

  • Các nhà kinh tế hàng đầu cho rằng chi tiêu chính phủ rất cần thiết trong việc phục hồi kinh tế.
  • Một số ý kiến cho rằng chính phủ nên đầu tư vào những thứ có ích hơn cho lực lượng lao động (vd: giáo dục) chứ không phải các gói cứu trợ tài chính cho các công ty.
  • Nhiều người phản đối việc kích thích chi tiêu mạnh của chính phủ liên bang viện bởi: nợ quốc gia hiện lên tới hơn 26,7 nghìn tỷ USD, tỷ lệ Nợ/GDP của Mỹ đang ở mức cao nhất thế giới.

Tuy nhiên, các nhà kinh tế và các nhà hoạch định chính sách hàng đầu lại không lo ngại.

Khi được hỏi về con số nợ quốc gia đáng kinh ngạc ấy, Esther Duflo (giải Nobel kinh tế 2019) đã trả lời CNBC: " Thời điểm hiện tại, người dân không cần quá lo lắng về vấn đề này." Bà giải thích thêm: Tín dụng của Hoa Kỳ là một trong những tài sản dự trữ an toàn nhất, vì thế theo một nghĩa nào đó thì có lẽ chính phủ sẽ không phải trả khoản nợ này.

Chuyên gia kinh tế cao cấp William Spriggs của AFL-CIO đã yêu cầu chúng tôi xem xét việc nợ quốc gia liệu có giúp sinh ra thêm tiền cho các hoạt động kinh tế trên thực tế hay không. Nếu có, ví dụ như một công ty hoặc một cơ quan chính phủ vay vốn xây dựng một nhà máy để tạo công ăn việc làm, thì chẳng có vấn đề gì đáng lo cả.

Cựu Bộ trưởng Lao động - Robert Reich cảm thấy hiện không phải thời điểm thích hợp để lo toan về nợ quốc gia. Lý do ông đưa ra cũng hệt như Spriggs. “Khi số người thất nghiệp nhiều đến độ này, khi mà năng suất đang bị hạn chế như hiện nay; thì đây chính là lúc chính phủ phải đứng ra chi tiêu”, ông nói.

Mặc dù Paul Krugman (giải Nobel kinh tế 2008) không mấy ấn tượng trước những lựa chọn chi tiêu của chính phủ hiện nay, ông dành nhiều quan tâm cho vấn đề này. Theo ông: “Cho dù tình trạng thâm hụt ngân sách đang tiếp tục diễn ra khá là ngớ ngẩn, nhưng nếu chấp nhận thâm hụt ngân sách thì nên sử dụng tiền vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng giáo dục nhằm phát triển cho thế hệ tương lai. Nhưng thay vì làm thế, nước Mỹ lại đang sử dụng số tiền ấy nhằm mang về lợi nhuận lớn cho các tập đoàn và những người vốn đã giàu có."

Khi xem xét các trường hợp các công ty tư nhân được viện trợ chính phủ (ví dụ: khoản trợ cấp trả lương 25 tỷ USD cho ngành Hàng không) Dambisa Moyo đưa ra vấn đề về việc tăng cường hợp tác giữa khu vực tư nhân và nhà nước nhằm chống lại quy mô ngày càng tăng của chính phủ.

Jim O’Neill đã xem việc thâm hụt ngân sách là một vấn đề về lâu dài, đồng thời đề xuất cách giải quyết cuộc khủng hoảng nợ quốc gia bằng cách đưa cho Cục Dự trữ Liên bang một mục tiêu khác thay vì lạm phát. Còn với Danielle DiMartino Booth, định hướng chi tiêu chính phủ là cần thiết trong phục hồi kinh tế. Tuy nhiên, khi xét về lâu dài, ông lo ngại khoản nợ đang ngày càng tăng có thể khiến Hoa Kỳ dễ chịu ảnh hưởng bởi các tác nhân xấu.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Theo dấu dòng tiền: Nguồn vốn FDI "Made in China" đạt đỉnh 8 năm. Vốn chảy vào đâu và mục đích thật sự là gì?
Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

Theo dấu dòng tiền: Nguồn vốn FDI "Made in China" đạt đỉnh 8 năm. Vốn chảy vào đâu và mục đích thật sự là gì?

Đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc đang trên đà đạt mức cao nhất trong 8 năm qua, khi các tập đoàn lớn của nước này đẩy mạnh xây dựng nhà máy ở nước ngoài. Sự thay đổi này có thể góp phần xoa dịu những lời chỉ trích về chiến lược xuất khẩu ồ ạt của Bắc Kinh.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ