Ai đã mua 3,300 tỷ USD trái phiếu khiến Tổng nợ quốc gia Hoa Kỳ tăng khủng khiếp?

Ai đã mua 3,300 tỷ USD trái phiếu khiến Tổng nợ quốc gia Hoa Kỳ tăng khủng khiếp?

23:55 20/09/2020

Hàng nghìn tỷ - đến đếm cũng chẳng biết tới bao giờ - đã bay quá nhanh. Nhưng có nghĩa là phải có ai đó chịu mua những trái phiếu Kho bạc này. Vấn đề là không chỉ có mỗi Fed. Vậy ai?.

12 tháng trước khi đại dịch bùng phát là thời gian dễ chịu, nhưng chính phủ Hoa Kỳ cũng đã kịp thêm 1.4 nghìn tỷ USD vào đống nợ vốn đã cao ngút. Và sau đó là Đại dịch và các gói cứu trợ, các gói thanh toán kích cầu và một đống những thứ khác; thế là trong vòng 6 tháng từ khi đó, chính phủ Hoa Kỳ buộc phải thêm 3.3 nghìn tỷ USD vào đống Nợ quốc gia vốn đã tăng vọt, hiện tổng lên tới 26.8 nghìn tỷ USD:

Nhờ việc công bố dữ liệu tuần trước của Bộ Tài chính đến ngày 31/7, dữ liệu bảng cân đối kế toán của Fed và dữ liệu của Bộ Tài chính về chứng khoán kho bạc, chúng ta có thể phân loại ai đã mua hàng nghìn tỷ đô la Chứng khoán Kho bạc trong 12 tháng qua.

Những nhà đầu tư nước ngoài:

Tất cả các nhà đầu tư nước ngoài gồm: các ngân hàng trung ương, các tổ chức chính phủ, công ty, ngân hàng thương mại, quỹ trái phiếu, các quỹ khác và cá nhân - đã mua thêm 287 tỷ USD cổ phiếu vào tháng 7/2020 so với tháng 7/2019, bao gồm 48 tỷ USD chỉ tính riêng trong tháng 7. Kết quả là lượng cổ phiếu của họ nhảy lên mức kỷ lục 7.087 nghìn tỷ USD (đường màu xanh lam, bên phải biểu đồ bên dưới).

Nhưng do Nợ quốc gia của Mỹ đang tăng khủng khiếp (26.5 nghìn tỷ USD vào ngày 31/7), phần trăm nắm giữ của nhóm này (đường màu đỏ, cột tỉ lệ bên phải), sau khi giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2008 vào tháng 6 vừa rồi, chỉ được giữ ổn định trong tháng 7, ở mức 26.7%:

Các chủ nợ nước ngoài lớn của Mỹ: Nhật Bản và Trung Quốc: trong tháng 7, Nhật Bản đã tăng lượng trái phiếu thêm 32 tỷ USD, lên tổng 1.29 nghìn tỷ USD. Trong 12 tháng, lượng cổ phiếu nắm giữ đã tăng 162 tỷ USD.

Trung Quốc đã giảm bớt lượng trái phiếu nắm giữ trong tháng Bảy. Trong khoảng thời gian 12 tháng, lượng vốn đã giảm 37 tỷ USD xuống 1.07 nghìn tỷ USD, theo xu hướng (đường màu xanh lá cây) từ năm 2015, ngoại trừ lúc lao dốc và lúc phục hồi xung quanh giai đoạn tháo chạy vốn.

Tựu chung lại, Nhật Bản và Trung Quốc nắm giữ 8.9% tổng số nợ của Hoa Kỳ (mức nợ thấp thứ hai trong nhiều năm trở lại đây) với mức thấp nhất vào tháng 6 (8.8%):

10 chủ nợ nước ngoài lớn khác (cùng với số nợ nắm giữ tính đến tháng 7/2019):

  1. Vương quốc Anh (trung tâm tài chính “Thành phố London”): 425 tỷ USD (406 tỷ USD)
  2. Ireland: 330 tỷ USD (257 tỷ USD)
  3. Hồng Kông: 267 tỷ USD (235 tỷ USD)
  4. Brazil: 265 tỷ USD (309 tỷ USD)
  5. Luxembourg: 265 tỷ USD (229 tỷ USD)
  6. Thụy Sĩ: 251 tỷ USD (228 tỷ USD)
  7. Quần đảo Cayman: 213 tỷ USD (233 tỷ USD)
  8. Bỉ: 211 tỷ USD (203 tỷ USD)
  9. Đài Loan: 210 tỷ USD (179 tỷ USD)
  10. Ấn Độ: 195 tỷ USD (160 tỷ USD)

Danh sách này bao gồm các thiên đường thuế và trung tâm tài chính, bao gồm cả những nơi mà các tập đoàn Hoa Kỳ có các thực thể danh nghĩa nắm giữ tài sản nhằm trốn thuế. Vì vậy, một số chủ sở hữu “nước ngoài” này thật ra là các tổ chức Hoa Kỳ, chẳng hạn như Apple ở Ireland.

Danh sách này vắng mặt Đức và Mexico bởi họ chỉ nắm giữ lần lượt 78 tỷ USD và 48 tỷ USD trong Kho bạc, mặc dù có thặng dư thương mại lớn với Mỹ.

Quỹ chính phủ Hoa Kỳ

Quỹ Ủy thác An sinh Xã hội, quỹ hưu trí cho nhân viên dân sự liên bang, quỹ hưu trí cho quân đội Hoa Kỳ và các quỹ khác của chính phủ đã giảm 15 tỷ USD trong tháng 7 và 21 tỷ USD trong khoảng thời gian 12 tháng vừa qua, giảm lượng trái phiếu xuống còn 5.89 nghìn tỷ USD (đường màu xanh lam , cột tỷ lệ bên trái), lên tới 22.2% tổng số nợ của Hoa Kỳ (đường màu đỏ, cột tỷ lệ bên phải).

Mặc dù tỷ lệ trái phiếu Kho bạc của các quỹ hưu trí chính phủ này đã tăng hơn gấp đôi trong 20 năm qua, nhưng tỷ trọng của chúng, do Nợ quốc gia Mỹ đang tăng vọt, đã giảm từ hơn 45% vào năm 2008 xuống còn 22.2% vào tháng 7 này:

Các chứng khoán Kho bạc này, thường được gọi là “nợ nội bộ”, là tài sản thuộc về những người thụ hưởng các quỹ đó - một khoản nợ thực sự của chính phủ Hoa Kỳ, mặc dù có quan điểm lỗi thời rằng "khoảng nợ chính mình không cần tính." Đây là những khoản tiền mà chính phủ Mỹ nợ những người thụ hưởng Mỹ, không hề khác những khoản tiền mà chính phủ Mỹ nợ Nhật Bản và Trung Quốc.

Dự trữ liên bang.

Vào tháng 7, Fed đã bổ sung 89 tỷ đô la vào khoản trái phiếu kho bạc của mình, nâng tổng giá trị trái phiếu vào cuối tháng 7 lên 4.29 nghìn tỷ USD (đường màu xanh lam, cột tỉ lệ bên trái), lên tới mức 16.2% Nợ quốc gia Mỹ (đường màu đỏ, cột tỉ lệ bên phải) - đó là phần nợ của Hoa Kỳ đã được in tiền để đổi. Trong vòng 12 tháng trước tháng 7 vừa rồi, Fed đã bổ sung 2.18 nghìn tỷ USD trong Kho bạc vào lượng trái phiếu nắm giữ, chủ yếu bắt đầu từ tháng 3 và đã tăng gấp đôi:

Ngân hàng Thương mại Hoa Kỳ.

Các ngân hàng thương mại Hoa Kỳ đã bổ sung 66 tỷ USD trái phiếu Kho bạc vào tháng 7 và 228 tỷ USD trong vòng 12 tháng, lên tổng cộng 1.14 nghìn tỷ USD, theo công bố dữ liệu của Cục Dự trữ Liên bang trên bảng cân đối ngân hàng, khối lượng chiếm 4.3% tổng số nợ của Hoa Kỳ.

Các tổ chức & cá nhân khác của Hoa Kỳ

Trên đây, chúng tôi đã đề cập đến tất cả các nhà đầu tư nước ngoài, cộng thêm các quỹ của chính phủ Hoa Kỳ, Fed và các ngân hàng Hoa Kỳ. Còn lại là các nhà đầu tư Hoa Kỳ khác - cả cá nhân và tổ chức, chẳng hạn như quỹ trái phiếu, quỹ hưu trí, công ty bảo hiểm, các tập đoàn giàu tiền mặt của Hoa Kỳ, các công ty cổ phần tư nhân để gửi tiền mặt, các quỹ đầu cơ để sử dụng chúng trong các giao dịch phức tạp, v.v.

Trong giai đoạn thị trường hỗn loạn, dường như ai cũng đổ tiền vào trái phiếu Kho bạc. Một số người là do hoảng loạn, số khác chỉ vì muốn tránh các giao dịch rủi ro. Họ đã mua thêm 1.8 nghìn tỷ. Nhưng trong tháng 7 họ đã bán 93 tỷ USD, giảm số trái phiếu nắm giữ xuống còn 8.1 nghìn tỷ USD (đường màu xanh, cột tỷ lệ bên trái), chiếm 30.6% tổng nợ của Mỹ (cột tỷ lệ bên phải, màu đỏ). Lượng trái phiếu tăng mạnh, kèm theo khoản nợ chính phủ Mỹ tăng vọt. Tỷ lệ mà các nhà đầu tư này nắm giữ trong tháng 7 (30.6%) gần bằng với tỷ lệ của họ vào cuối năm ngoái (30.5%):

Biểu đồ dưới đây cho thấy tỷ lệ Trái phiếu Kho bạc theo phân loại chủ sở hữu được kết hợp thành một biểu đồ dưới đồng thời cũng giúp hình dung đống nợ đó đã trở nên hùng vĩ tới độ nào:

Broker listing

Cùng chuyên mục

Nhận định của Kaiko Research về thị trường tiền điện tử trong tuần vừa qua
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Nhận định của Kaiko Research về thị trường tiền điện tử trong tuần vừa qua

Tuần trước, Bitcoin cùng với các tài sản rủi ro khác đều ghi hận mức giảm trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị leo thang. Tuy nhiên, nó đã lấy lại được vị thế vào đầu ngày thứ hai sau khi Hồng Kông phê duyệt các quỹ ETF BTC và ETH giao ngay. Trong một tin tức khác, Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ đã đưa ra thông báo điều tra đối với Uniswap Labs và MarginFi đã phải hứng chịu dòng tiền hơn 200 triệu USD chảy ra khỏi giao thức khi người sáng lập của nó rời đi. Tuần này chúng tôi sẽ nói về cuộc chiến phí giao dịch ở Hàn Quốc, phản ứng của thị trường trước thông báo điều tra đối với Uniswap Labs, sự thống trị ngày càng gia tăng của Coinbase và mối tương quan giữa BTC và USD.
Nhận định triển vọng lãi suất của ECB
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Nhận định triển vọng lãi suất của ECB

CPI tháng 3 của Hoa Kỳ đã ghi nhận ở mức cao hơn dự kiến và đẩy lùi những kỳ vọng về các đợt cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) trong năm 2024. Trong bối cảnh đó, chủ tịch của Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) Christine Lagarde khẳng định rằng ECB sẽ đưa ra những quyết định lãi suất không phụ thuộc vào Fed và đưa ra những tín hiệu cắt giảm lãi suất. Bài viết sẽ giải thích những lý do khiến thị trường tin rằng ECB sẽ ha lãi suất trước Fed.
Nhật Bản tham dự CLB tăng lãi suất muộn màng khi mà bữa tiệc cắt giảm lãi suất sắp bắt đầu
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Nhật Bản tham dự CLB tăng lãi suất muộn màng khi mà bữa tiệc cắt giảm lãi suất sắp bắt đầu

Vào ngày 18/3, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) đã chấm dứt tình trạng lãi suất âm kéo dài suốt 8 năm bằng cách tăng lãi suất đi vay lần đầu tiên sau 17 năm. Tuy nhiên, trái với nhiều người kỳ vọng, đồng yên tiếp tục suy yếu trong khi chỉ số Nikkei 225 tăng điểm. Bài viết dưới đây sẽ giải thích lý do cho điều này.
Góc nhìn chuyên sâu của Bloomberg về lạm phát của Hoa Kỳ
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Góc nhìn chuyên sâu của Bloomberg về lạm phát của Hoa Kỳ

Dữ liệu lạm phát tháng 3 của Hoa Kỳ đã được công bố vào ngày 10/4 vừa qua và một lần nữa lại nóng hơn dự kiến. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp góc nhìn của John Authers, chuyên gia của Bloomberg về tình hình lạm phát của Hoa Kỳ cũng như các kỳ vọng cắt giảm lãi suất
Lạm phát đang trở thành cơn ác mộng chính trị đối với Fed
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Lạm phát đang trở thành cơn ác mộng chính trị đối với Fed

Cục Dự trữ Liên bang (Fed) ngày càng phải đối mặt thêm với những vấn đề liên quan đến lạm phát. Dữ liệu lạm phát lại tiếp tục gia tăng và thị trường thị trường đang dự đoán rằng ngân hàng trung ương sẽ không cắt giảm lãi suất ít nhất là cho đến giữa tháng 9. Đây cũng là thời điểm mà các nhà hoạch định chính sách gặp nhau lần cuối trước cuộc tổng tuyển cử giữa Tổng thống đương nhiệm Joe Biden và cựu Tổng thống Donald Trump diễn ra vào ngày 5/11. Vì vậy, liệu các nhà hoạch định chính sách sẽ chọn điều tốt nhất cho danh tiếng của họ hay cho nền kinh tế?
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ