Những lo ngại hậu đại dịch có đang bị thổi phồng?

Những lo ngại hậu đại dịch có đang bị thổi phồng?

Đức Nguyễn

Đức Nguyễn

FX Strategist

23:53 20/07/2021

Thay vì nhìn vào những vấn đề ngắn hạn, hãy chuyển sang các yếu tố dài hạn như công nghệ, bất động sản, và tương lai của thị trường lao động.

Những nỗi lo ngắn hạn đang bị thổi phồng lên quá mức
Những nỗi lo ngắn hạn đang bị thổi phồng lên quá mức

Có quá nhiều thứ trong thị trường xoay quanh những điều ngắn hạn, và điều này đúng với cả những tranh luận về lạm phát. Dữ liệu tuần trước cho thấy giá cả tại Mỹ tăng nhanh nhất trong 13 năm, khiến tất cả mọi người, từ giới đầu tư, tới chủ nhà hàng/khách sạn, những người biết rằng họ sẽ phải tăng lương cho những nhân viên của mình, lo về một nền kinh tế quá nhiệt.

Nhưng vẫn còn sớm để tranh cãi đúng sai. Những dấu hiệu giá cả tăng hiện tại đang phản ánh những hậu quả của đại dịch tới tâm lý đám đông thay vì một xu hướng dài hạn. Nút thắt chuỗi cung ứng sẽ tự gỡ như năm 2020. Sắm xe và đi du lịch cũng sẽ hạ nhiệt dần khi cuộc đua tiêu tiền hậu đại dịch kết thúc. Và những bồi bàn yêu cầu lương cao lúc này sẽ có thể bị thay thế bởi máy móc trong tương lai.

Điều ta chưa để ý - và cũng là điều nghiêm trọng và khó đoán hơn - là công nghệ, thay đổi nhân khẩu học và tác động của chúng lên bất động sản, sẽ ảnh hưởng thế nào tới xu hướng lạm phát. Đây mới là điều thực sự quan trọng với người lao động, các công ty và giá cả tài sản.

Trước hết hãy quan sát người dân Mỹ đang muốn sống và làm việc ở đâu. Những vùng có chi phí rẻ hơn tại miền nam và miền tây đang thu hút rất nhiều người từ các thành phố ven biển đắt đỏ, những người không còn ràng buộc với văn phòng của họ. Nhưng sự thay đổi này vẫn còn mới. Đa phần những người rời khỏi vùng trung tâm như New York hay vùng vịnh tìm về khu ngoại ô lân cận, không phải vào sâu trong nội địa Hoa Kỳ.

Không ai biết được sự dịch chuyển nhân khẩu này sẽ kéo dài bao lâu. Nếu những thành phố cạn vốn không thể chăm lo cho hạ tầng công cộng, một số người - đặc biệt là với con nhỏ - sẽ rời đi mãi mãi. Nhưng một số đang quay trở lại khi họ không phải đeo khẩu trang trong rạp phim hay nhà hàng nữa.

Dù sao thì cuộc đại di dân này đã dẫn tới giá nhà tăng 24% YoY. Trước đại dịch, lạm phát giá nhà chiếm phần lớn lạm phát tại Mỹ. Theo Daniel Alpert từ Westwood Capital, “trong khi giá nhà có thể giảm nếu lạm phát kéo dài và lãi suất tăng, cuối cùng thì giá cao trong giữa thập kỷ 2020 sẽ được phản ánh trong giá thuê nhà và các khoản tương đương". Việc này sẽ bù vào sự giảm giá của các mặt hàng và dịch vụ khác.

Fed liên tục nói rằng đừng lo về lạm phát, mọi thứ sẽ bình thường trở lại trong khoảng sáu tháng nữa, khi các gói kích thích đã hết, và đợt tiêu xài mùa hè kết thúc. Tuy nhiên, một cuộc đốt tiền khác có thể đang bắt đầu, khi thế hệ boomer (thế hệ sinh ra trong giai đoạn từ năm 1946 đến năm 1964), những người nắm giữ số tài sản lên tới 35 nghìn tỷ đô, bắt đầu phân chia của cải cho con cháu.

Một số người tin điều này sẽ có ảnh hưởng lớn tới lạm phát. Những người khác lại nghĩ sự luân chuyển tài sản này không phải là vấn đề: họ sống càng lâu thì càng phải chi tiêu cho việc nghỉ hưu, và chỉ những người giàu nhất mới có tiền thừa để lại.

Vậy điều gì có thể hãm lạm phát lại trong dài hạn? Một cách là cần thêm nhiều nhân công tạo ra nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn. Thiếu đi điều này, cầu sẽ vượt cung, đẩy cao lạm phát. Những công việc cũng cần phải trả lương đủ cao để hỗ trợ tiêu dùng.

Điều này đưa ta đến vấn đề nan giải nhất: tương lai của thị trường lao động. Đại dịch đã tăng tốc độ số hóa, và đây sẽ là yếu tố chính tạo nên thiểu phát trong nền kinh tế.

Các doanh nghiệp đã đẩy mạnh đầu tư vào những tài sản vô hình như sở hữu trí tuệ hay phần mềm trong đại dịch. Một khảo sát doanh nghiệp của McKinsey cho thấy ba phần tư phản hồi từ Bắc Mỹ và Châu Âu kỳ vọng sẽ tăng tốc độ đầu tư vào những tài sản này trong bốn năm tới, tương đương tăng 55% so với thời kỳ 2014-2019.

Những khoản đầu tư này tăng năng suất, nhưng đánh đổi bằng việc làm, và ít việc làm đồng nghĩa với ít nhu cầu tiêu thụ hơn. Cộng với số hóa, điều này sẽ làm giảm giá hàng hóa và dịch vụ.

Năng suất đến từ công nghệ do vậy sẽ gây thiểu phát. Điều tương tự cũng xảy ra nếu càng nhiều lao động biết tận dụng công nghệ. Chính phủ đầu tư vào nâng cao kỹ năng chính là chìa khóa để đạt được điều này. Bằng cách chuyển công việc thu nhập thấp thành thu nhập trung bình, tiêu dùng sẽ tăng, kể cả khi giá giảm trong các ngành như y tế. Nhu cầu y tế đang tăng mạnh khi người già sống lâu hơn, nhưng lực lượng lao động đa phần đều không được trả cao, và không năng suất.

Đây cũng sẽ là trọng tâm trong gói kích thích của tổng thống Joe Biden. Hãy mong là nó được thông qua. Nếu không, nhiều khả năng ta sẽ thấy nhiều doanh nghiệp số với rất ít nhân công - và giá tiêu dùng của tầng lớp trung lưu sẽ tăng không ngừng.

Financial Times

Broker listing

Cùng chuyên mục

Góc nhìn chuyên sâu của Bloomberg về lạm phát của Hoa Kỳ
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Góc nhìn chuyên sâu của Bloomberg về lạm phát của Hoa Kỳ

Dữ liệu lạm phát tháng 3 của Hoa Kỳ đã được công bố vào ngày 10/4 vừa qua và một lần nữa lại nóng hơn dự kiến. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp góc nhìn của John Authers, chuyên gia của Bloomberg về tình hình lạm phát của Hoa Kỳ cũng như các kỳ vọng cắt giảm lãi suất
Lạm phát đang trở thành cơn ác mộng chính trị đối với Fed
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Lạm phát đang trở thành cơn ác mộng chính trị đối với Fed

Cục Dự trữ Liên bang (Fed) ngày càng phải đối mặt thêm với những vấn đề liên quan đến lạm phát. Dữ liệu lạm phát lại tiếp tục gia tăng và thị trường thị trường đang dự đoán rằng ngân hàng trung ương sẽ không cắt giảm lãi suất ít nhất là cho đến giữa tháng 9. Đây cũng là thời điểm mà các nhà hoạch định chính sách gặp nhau lần cuối trước cuộc tổng tuyển cử giữa Tổng thống đương nhiệm Joe Biden và cựu Tổng thống Donald Trump diễn ra vào ngày 5/11. Vì vậy, liệu các nhà hoạch định chính sách sẽ chọn điều tốt nhất cho danh tiếng của họ hay cho nền kinh tế?
Diễn biến thị trường trong tuần đầu tháng Tư
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Diễn biến thị trường trong tuần đầu tháng Tư

Trong hai ngày đầu tháng Tư, thị trường đã có dấu hiệu tiêu cực nhưng nó không ảnh hưởng quá lớn. Những thay đổi đột ngột của thị trường khiến cho danh mục đầu tư truyền thống trở nên kém hiệu quả. Xu hướng thị trường sau khi đo bằng nhiều chỉ số khác nhau, đã cho thấy sự ổn định của thị trường và tương lai tăng trưởng trong ba năm tới
Cùng Kaiko Research phân tích tâm điểm sự kiện Bitcoin Halving
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Cùng Kaiko Research phân tích tâm điểm sự kiện Bitcoin Halving

BTC đã có một khởi đầu không ổn định trong quý mới, đóng cửa tuần trước không thay đổi trước khi tăng lên trên 72 nghìn USD vào đầu ngày thứ Hai. Trong một tin tức khác, giao thức DeFi Ethena đã airdrop token ENA của mình, Ripple đã công bố một stablecoin và Ethereum Foundation đề xuất giảm việc phát hành ETH. Tuần này chúng ta sẽ tìm hiểu: định vị thị trường trước sự kiện Bitcoin halving, Airdrop token ENA của Ethena, sự bùng nổ của thị trường phái sinh và sự vượt trội của Bitcoin nếu xem xét tương quan risk-return.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ