Miễn dịch cộng đồng trước Covid-19 - Một giấc mơ xa vời?

Miễn dịch cộng đồng trước Covid-19 - Một giấc mơ xa vời?

Tú Đỗ

Tú Đỗ

Senior Economic Analyst

18:12 16/08/2021

Liệu có hay không khả năng đạt được miễn dịch cộng đồng trước đại dịch Covid-19?

Liệu miễn dịch cộng đồng có phải là một mục tiêu khả thi trước Covid-19?
Liệu miễn dịch cộng đồng có phải là một mục tiêu khả thi trước Covid-19?

Trước làn sóng Covid-19 bùng phát vào cuối năm ngoái, chính phủ các nước đã vẽ ra một viễn cảnh mang tên "miễn dịch cộng đồng", khi mà sự lây lan của virus bị chặn đứng nhờ việc mọi người được tiêm chủng hoàn toàn. Tuy vậy, tới thời điểm này, điều này nghe chừng sẽ chỉ là mơ mộng hão huyền.

Ý tưởng cơ bản đằng sau miễn dịch cộng đồng đó là đại dịch có thể sẽ dần biến mất một khi có một bộ phận dân số, từ 60-70% được tiêm chủng vắc-xin hoặc tự sản sinh miễn dịch sau khi khỏi bệnh. Tuy nhiên, sự xuất hiện của các chủng virus mới như delta với khả năng lây nhiễm gấp nhiều lần và có khả năng phá vỡ lá chắn bảo vệ trên đã khiến tỷ lệ dân số cần thiết để đạt miễn dịch cộng đồng tăng lên mức rất cao. Biến chủng delta đang lan rộng tại cả các ổ dịch lớn như Mỹ và Anh hay thậm chí các quốc gia đã rất thành công trong việc kiểm soát dịch bệnh như Trung Quốc và Úc.

Vừa qua, Hiệp hội bệnh truyền nhiễm Hoa Kỳ đã ước tính rằng biến thể delta đã đẩy tỷ lệ cần thiết để đạt được miễn dịch cộng đồng lên trên mức 80% và thậm chí gần 90%. Các quan chức y tế như Anthony Fauci đã gây ra nhiều tranh cãi khi dịch chuyển mục tiêu đối phó với dịch bệnh trong năm qua, và làm gia tăng số người cần được bảo vệ trước khi đạt được miễn dịch cộng đồng. Trong khi đó, sự do dự khi tiêm vắc-xin và nguồn cung là những trở ngại chính khiến cho các quốc gia khó có thể đạt được con số nêu trên.

"Liệu chúng ta có thể đạt được miễn dịch cộng đồng hay không? Điều này là rất khó, ít nhất về mặt định nghĩa" Greg Poland, giám đốc Viện nghiên cứu Vắc-xin tại Mayo Clinic, Minnesota nhận định. "Đây sẽ là cuộc so kè sát sao giữa quá trình nghiên cứu vắc-xin và sự biến chủng của virus với khả năng lây nhiễm và xuyên phá hệ miễn dịch mạnh mẽ hơn" ông cho biết thêm.

Hệ thống miễn dịch tự nhiên của con người có thể sẽ không giải quyết được vấn đề. Hiện vẫn chưa rõ những kháng thể đạt được trên cơ thể những người sống sót khỏi Covid-19 có thể được duy trì lâu dài cũng như hiệu quả bảo vệ trước những biến chủng mới. "Sẽ là đơn giản hơn nhiều nếu bạn trở nên miễn dịch vĩnh viễn sau khi khỏi bệnh. Tuy nhiên, điều này đáng tiếc sẽ không xảy ra" S.V. Mahadevan, giám đốc tại Trung tâm nghiên cứu sức khỏe và giáo dục Châu Á, đại học Stanford chia sẻ. Đã có rất nhiều bằng chứng cho thấy những người bị nhiễm bệnh lần 2 do các biến chủng mới. Việc không đạt được miễn dịch cộng đồng đồng nghĩa rằng virus có thể tồn tại trong hàng thập kỷ và khiến cho các quốc gia phải duy trì các biện pháp kiểm soát hiện tại.

Cho tới lúc này, vắc-xin đã không mang tới giải pháp hữu hiệu hoàn toàn như nhiều người hy vọng. Tại Israel, nơi có tỷ lệ tiêm vắc-xin nhanh nhất thế giới, chính phủ đã bắt đầu triển khai các mũi tiêm thứ 3 cho người dân khi bắt đầu xuất hiện bằng chứng về sự suy giảm tác dụng miễn dịch từ vắc-xin. Tuần trước, chính phủ Mỹ cũng thông báo rằng những người với hệ miễn dịch yếu sẽ được tiêm chủng mũi thứ 3.

Các loại vắc-xin hiệu quả nhất hiện tại với công nghệ mRNA từ Pfizer và Moderna có thể sẽ giúp việc đạt tỷ lệ miễn dịch cao trở nên dễ dàng hơn các loại vắc-xin khác phát triển bởi Trung Quốc, AstraZeneca và Johnson & Johnson. Tuy vậy, với sự xuất hiện của những ca nhiễm bệnh sau tiêm chủng khiến cho nhiệm vụ này ngày một khó khăn hơn.

Tỷ lệ bao phủ vắc-xin tại một số quốc gia

Đúng là miễn dịch cộng đồng đã có tác dụng bảo vệ nhân loại trước các căn bệnh hiểm nghèo như sởi, bại liệt hay đậu mùa. Hướng tới mục tiêu miễn dịch cộng đồng là một cách giúp chấm dứt các biện pháp đối phó hiện tại như đeo khẩu trang và giãn cách xã hội. Tuy vậy, ý tưởng này cũng tạo ra những hiệu ứng phản tác dụng. "Theo quan điểm của tôi, sự chú trọng quá mức vào miễn dịch cộng đồng là khá nguy hại", William Hanage, chuyên gia dịch tễ học tại đại học Y Havard nhận định. "Nó mang tới cho mọi người một cái nhìn không thực tế về cách mà đại dịch lần này có thể chấm dứt và không tính tới sự tiến hóa của các biến chủng virus."

Một số quốc gia đã chứng kiến mặt trái của việc theo đuổi miễn dịch cộng đồng. Thủ tướng Anh Boris Johnson ban đầu dự định sẽ sử dụng nó như một cách thức chính đối phó với Covid-19. Một quốc gia khác cũng đã giương cờ trắng là Indonesia. Chính phủ quốc gia đông dân thứ 4 thế giới này thừa nhận rằng gần như không thể ngăn cản virus dẫu cho tất cả người dân đều được miễn dịch. 

Bất chấp những bằng chứng cho thấy việc đạt được miễn dịch cộng đồng là rất khó khăn hoặc thậm chí bất khả thi, rất nhiều nhà chức trách vẫn không sẵn sàng từ bỏ mục tiêu này. Chính phủ các nước vẫn đang tập trung đẩy mạnh tốc độ tiêm chủng vắc-xin của mình. Tuy vậy, rủi ro từ virus vẫn còn hiện hữu với tất cả mọi người, đặc biệt tại các quốc gia có số ca nhiễm tăng cao. Các chuyên gia dự đoán dịch bệnh sẽ chưa được đẩy lùi cho tới ít nhất năm 2022. Thời điểm này hoàn toàn có thể kéo dài hơn nữa nếu như xuất hiện thêm các biến chủng virus nguy hiểm hơn.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Bàn luận về những sự kiện của thị trường crypto trong tuần qua
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Bàn luận về những sự kiện của thị trường crypto trong tuần qua

Sự kiện Bitcoin halving lần thứ tư được mong đợi đã diễn ra vào ngày 19/4. Trong khi BTC không ghi nhận những thay đổi về giá, phí giao dịch đã trải qua sự biến động mạnh mẽ sau sự ra mắt của Runes. Tuần này chúng ta sẽ phân tích về tác động thị trường của Bitcoin halving, khối lượng giao dịch Uniswap sau khi tăng phí, cạnh tranh gia tăng ở các sàn giao dịch và việc Bitcoin không thể thu hút dòng vốn đang chảy vào các tài sản an toàn.
Cuộc tấn công của Iran có thật sự ảnh hưởng đến giá dầu
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Cuộc tấn công của Iran có thật sự ảnh hưởng đến giá dầu

Tuần trước chứng kiến cuộc tấn công của Iran nhằm vào Isarel khiến cho giá dầu phản ứng bằng cách tăng 3.5%. Tuy nhiên, liệu ảnh hưởng của cuộc xung đột có tạo ra những áp lực đủ lớn lên thị trường dầu mỏ hay không? Bài viết dưới đây của chuyên gia Bloomberg sẽ làm rõ vấn đề này.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ