Liệu BOJ sẽ khiến thị trường mất đi niềm tin vào chính mình

Liệu BOJ sẽ khiến thị trường mất đi niềm tin vào chính mình

17:26 07/07/2022

Nhật Bản đã bị mắc kẹt trong một môi trường tăng trưởng và lạm phát thấp, thậm chí là giảm phát, trong nhiều năm.

BoJ có thể sẽ sớm thay đổi kế hoạch khi loạt NHTW khắp thế giới đang thắt chặt chính sách tiền tệ để kiềm chế lạm phát cao kỷ lục.

Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ vào tháng trước đã gây bất ngờ cho thị trường khi tăng 50bps lãi suất lần đầu tiên sau 15 năm, đẩy CHF/EUR tăng vọt lên mức cao nhất trong gần hai tháng.

Nhật Bản dường như đang mắc kẹt trong môi trường tăng trưởng và lạm phát thấp, thậm chí là giảm phát, trong nhiều năm, đồng nghĩa rằng BOJ đã duy trì chính sách nới lỏng với một nền kinh tế trì trệ.

BoJ đã mua gần 15 nghìn tỷ yên Nhật (110 tỷ USD) TPCP vào tháng 6, là NHTW lớn duy nhất vẫn thực hiện các chương trình mua tài sản.

CPI Nhật Bản chỉ đang cao hơn mức mục tiêu 2% một chút, lạm phát lõi đạt 0.8%, do đó, BOJ không phải đối mặt với áp lực lạm phát nóng như ở phương Tây.

BOJ đã nhấn mạnh cam kết của mình trong việc tránh giảm phát. Ngân hàng trung ương kỳ vọng giá tiêu dùng sẽ chững lại trong trung hạn khi tác động từ giá năng lượng bắt đầu suy giảm.

Tuy nhiên, nếu đánh giá này là sai và BOJ buộc phải tăng lãi suất, thì thị trường toàn cầu sẽ biến động mạnh

Theo Neil Shearing, nhà kinh tế trưởng tại Capital Economics, “Nhật Bản là nền kinh tế mở, do đó khi lợi suất trái phiếu ở các nước khác tăng lên, cam kết từ BOJ để duy trì chính sách YCC có thể gặp thách thức.”

Việc BOJ áp trần lợi suất trái phiếu, về nguyên tắc đã giúp giảm chi phí vay vốn và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

“Đợt bán tháo trái phiếu diện rộng gần đây đã đẩy lợi suất TPCP Nhật Bản kỳ hạn 10 năm lên giới hạn, buộc BOJ phải mua vào lượng TP lớn để duy trì mục tiêu của mình, và với tốc độ này, họ sẽ sở hữu toàn bộ lượng TPCP trong vòng một năm,” Shearing nói.

BOJ đã tiếp tục bảo vệ mục tiêu lợi suất của mình ngay cả phân kỳ chính sách với các NHTW lớn khác khiến yên Nhật giảm mạnh. Shearing chỉ ra rằng Nhật Bản không thể vừa kiểm soát Yên Nhật và chính sách tiền tệ cùng một lúc giống như PBOC do tính chất của nền kinh tế mở.

BOJ chỉ có thể chọn một trong hai: hoặc nâng lợi suất trái phiếu bằng cách mua lượng trái phiếu vô hạn, đưa đồng yên tụt dốc, hoặc chỉ có thể giữ giá đồng Yên Nhật mà thôi.

Capital Economics hy vọng Nhật Bản sẽ mở rộng phạm vi mục tiêu chính sách YCC. Trong bối cảnh lãi suất tăng trên toàn thế giới, đồng Yên có thể bị suy yếu.

“Tất nhiên, một đồng tiền yếu có thể là tín hiệu tích cực cho một nền kinh tế đang chật vật với ba thập kỷ giảm phát, nhưng sẽ khó có tính ổn định.” Shearing nói.

BOJ đã nỗ lực trong nhiều năm để đưa lạm phát trở lại mục tiêu 2% nhằm kiểm soát năng lực sản xuất và tốc độ tăng trưởng. Chính sách QE kéo dài của BOJ cũng có thể gây ra một số hậu quả đáng kể cho cả thị trường trong nước và toàn cầu.

Theo Charles-Henry Monchau, Giám đốc đầu tư tại Syz Bank: "Bằng cách giới hạn lãi suất dài hạn, BOJ có nguy cơ đẩy lạm phát vượt quá mục tiêu ban đầu"

Monchau lưu ý việc BOJ mua trái phiếu sẽ khiến giá cả thậm chí tăng cao hơn. Trong khi đó, BOJ duy trì lợi suất trái phiếu thấp bằng cách mua quá nhiều TPCP, cùng với đồng Yên suy yếu, có thể tạo điều kiện cho lạm phát “vượt khỏi tầm kiểm soát", và thị trường trái phiếu cũng sẽ khó kiểm soát hơn.

“Sự suy yếu của đồng Yên có thể dẫn đến một cuộc chiến tranh tiền tệ ở châu Á, làm tăng chi phí các khoản nợ bằng USD, và rủi ro vỡ nợ cho các nước khác cũng sẽ tăng theo”, Monchau cho biết.

“Một hệ quả khác là nguy cơ ngừng hoạt động đột ngột của giao dịch chênh lệch lãi suất (carry trade)”.

Monchau cho rằng việc các thị trường liên tục được tiếp cận "nguồn vốn lãi suất rất thấp bằng một đồng tiền tệ mất giá” là miếng ngon cho các giao dịch chênh lệch lãi suất.

“Nếu đồng Yên mạnh lên hoặc nếu lợi suất TPCP Nhật tăng khi BOJ dừng YCC, thì các giao dịch chênh lệch lãi suất giữa các tài sản rủi ro sẽ bị thanh lý hàng loạt. Lúc này, cổ phiếu sẽ bị bán tháo mạnh, USD sẽ lao dốc và lợi suất trái phiếu Mỹ tăng đột biến do JGB tăng, các tài sản rủi ro sẽ chịu thiệt hại nặng nề và nguy cơ suy thoái cũng sẽ gia tăng".

Tuy nhiên, viễn cảnh đề cập ở trên khó xảy ra. Thứ nhất, sự mất cân bằng do chính quyền Nhật Bản tạo ra (nợ nần quá mức và thao túng thị trường trái phiếu) đã duy trì trong nhiều năm mà chưa gặp sự cố lớn. Dẫu vậy, thị trường TPCP Nhật Bản đang khá mong manh. Và bất kỳ động thái nào cho thấy Nhật Bản đã kết thúc QE thì có thể gây ra một hậu quả khác cho thị trường tài chính quốc tế: mất niềm tin vào các chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương lớn.

CNBC

Broker listing

Cùng chuyên mục

Morgan Stanley cảnh báo về cú sốc CPI của Tokyo
Vân Chi

Vân Chi

Junior Editor

Morgan Stanley cảnh báo về cú sốc CPI của Tokyo

Các nhà kinh tế của Morgan Stanley MUFG Securities cảnh báo nguy cơ dữ liệu lạm phát ở Tokyo sẽ gây ra phản ứng bất ngờ trên thị trường ngoại hối vào sáng thứ Sáu chỉ vài giờ trước quyết định chính sách của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ