Lịch kinh tế tuần tới - Liệu Jackson Hole có kịch tính như phim hành động?

Lịch kinh tế tuần tới - Liệu Jackson Hole có kịch tính như phim hành động?

Đức Nguyễn

Đức Nguyễn

FX Strategist

09:02 23/08/2021

Trong tuần tới, cuộc họp Jackson Hole của Fed sẽ là tâm điểm để thị trường tìm thêm manh mối về khả năng thắt chặt.

Mọi con mắt sẽ đổ dồn vào cuộc họp Jackson Hole của Fed
Mọi con mắt sẽ đổ dồn vào cuộc họp Jackson Hole của Fed

Thông tin từ các quốc gia

Mỹ

Mọi con mắt sẽ đổ dồn vào cuộc họp tại Jackson Hole, Wyoming tuần tới. Vài tháng trước, đây được cho là thời điểm tiềm năng để Fed công bố chính thức kế hoạch thắt chặt chương trình mua tài sản, nhưng lúc này, nó sẽ quyết định liệu chủ tịch Powell sẽ theo bước đám đông thắt chặt, hay sẽ giữ chân họ lại.

Lo ngại về tăng trưởng và chủng Delta đã biến cuộc họp này mang tính tạm thời nhiều hơn trước khi cuộc họp chính sách FOMC vào tháng Chín bắt đầu. Giới đầu tư cũng sẽ chỉ kỳ vọng chủ tịch Powell đưa ra những gợi ý liệu nền kinh tế đã đạt được đủ tiến triển chưa, và liệu ông có thể gửi tín hiệu thắt chặt trong cuộc họp chính sách tiếp theo.

Ông Powell có thể đợi thêm dữ liệu trước khi đưa ra tín hiệu thắt chặt việc mua 120 tỷ USD trái phiếu mỗi tháng.

Vào thứ Hai, nhiều trader sẽ chờ đợi số liệu PMI Flash nhiều khả năng cho thấy cả ngành sản xuất và dịch vụ đều đang suy yếu nhẹ. Sau khi các sàn chứng khoán tại New York mở cửa, số liệu mua bán nhà có vẻ sẽ cho thấy thị trường nhà ở đang hạ nhiệt.

Thứ năm gồm báo cáo GDP quý II lần thứ hai và PCE lõi, cùng với đăng ký trợ cấp thất nghiệp lần đầu. Dữ liệu thu nhập và tiêu thụ cá nhân vào thứ Sáu sẽ cho cái nhìn sâu hơn về sức mua, và liệu người tiêu dùng có thực sự chuyển sang tiêu dùng dịch vụ hay không. Ngoài ra, PCE có thể sẽ cho thấy liệu giá có đang tiếp tục tăng trong tháng Bảy.

EU

Biên bản cuộc họp ECB sẽ thú vị hơn khi nó sẽ được công bố sau khi ngân hàng trung ương này điều chỉnh việc thực hiện mục tiêu lạm phát 2% trong khi vẫn cho phép lạm phát vượt cao. Chia rẽ nội bộ đang rất rõ ràng và căng thẳng hơn bao giờ hết. Nhưng với việc đại đa số ủng hộ lập trường mới của ECB, và thắt chặt lúc này vẫn sẽ xa vời.

PMI các quốc gia Eurozone cùng với GDP Đức là một số công bố quan trọng tuần tới. Chúng ta đã thấy niềm tin suy giảm do chủng Delta và điều này có thể tiếp diễn trong các dữ liệu tới.

Anh

Dữ liệu từ Anh thời gian gần đây đều khá tốt, khi lạm phát đã giảm tháng trước nhờ các hiệu ứng cơ sở có lợi. Nhiều khả năng lạm phát sẽ lại tăng trong những tháng tới, thậm chí vượt mục tiêu của BoE, nhưng các nhà hoạch định chính sách vẫn tin lạm phát sẽ chỉ tạm thời, và không có dấu hiệu gì liên quan đến thắt chặt.

Số liệu PMI vào thứ hai là dữ liệu quan trọng duy nhất của Anh. Khảo sát ở nhiều quốc gia cho thấy các doanh nghiệp và người tiêu dùng đang ngày càng lo lắng về triển vọng ngắn hạn do chủng Delta.

Nga

Kinh tế Nga tăng 10.3% quý trước, vượt mức trước đại dịch. Tăng trưởng được dự báo sẽ chậm lại khá nhiều so với quý II. Ngoài ra, ngân hàng trung ương nước này đã tăng lãi suất lên 6.5%, và cảnh báo rằng có thể sẽ tăng thêm nữa. Số liệu sản lượng công nghiệp vào thứ Tư sẽ là công bố đáng chú ý duy nhất.

Nam Phi

Lạm phát tại Nam Phi giảm xuống 4.6% trong tháng Bảy, gần với mức mục tiêu 4.5% của Ngân hàng Dự Trữ Nam Phi (SARB). Điều này giúp SARB có thể thoải mái trong vấn đề tăng lãi suất. Lần tăng tiếp theo có thể sẽ là trong năm nay, nhưng kỳ vọng tăng lãi suất đang giảm dần do kỳ vọng tăng trưởng cũng đang giảm. Dữ liệu thất nghiệp và PPI tuần tới có thể còn giảm thêm áp lực lên SARB.

Thổ Nhĩ Kỳ

Thống đốc Ngân hàng Trung ương Thổ Nhĩ Kỳ Şahap Kavcıoğlu đang trong tình thế tiến thoái lưỡng nan. Liệu ông sẽ để lạm phát cao, hay bị đuổi việc như nhiều người tiền nhiệm không cùng quan điểm về mối liên hệ giữa lạm phát và lãi suất của tổng thống Erdogan? Thống đốc Kavcıoğlu vẫn chưa bị ép tăng lãi suất hay thử lòng tổng thống, nhưng với lạm phát ngay gần mức lãi suất 19%, ông đang có rất ít phương án.

Nhưng lạm phát được kỳ vọng giảm từ giờ tới cuối năm nên áp lực tăng lãi suất sẽ thay bằng áp lực giảm. Cách ông cân bằng những yếu tố này sẽ quyết định liệu ông có giữ được chiếc kế thống đốc hay không, và đồng lira sẽ ra sao trong ngắn hạn.

Trung Quốc

Rủi ro từ các quy định chính phủ tiếp tục bao trùm thị trường chứng khoán Trung Quốc, lần này là việc chủ tịch Tập đẩy nghị sự phân bổ của cải từ người giàu cho người nghèo. Chứng khoán Trung Quốc do vậy tiếp tục chịu thêm áp lực, cộng thêm với việc thắt chặt đã vùi dập chứng khoán châu Á sau khi biên bản cuộc họp FOMC gợi mở khả năng này vào cuối năm.

Chứng khoán Trung Quốc sẽ tiếp tục chịu áp lực khi thị trường tìm điểm cân bằng giữa hệ số đẹp và rủi ro từ chính phủ. Các cổ phiếu công nghệ lớn trên sàn Hồng Kông là những công ty chịu ảnh hưởng lớn nhất.

Chủng delta đã phần nào dịu lại, nhưng nếu bất ngờ tăng mạnh, sẽ tiếp tục nhấn chìm chứng khoán Trung Quốc. Cảng Ninh Ba tiếp tục bị đóng cửa một phần và số ca nhiễm gia tăng sẽ có hiệu ứng dây chuyền lên tâm lý rủi ro toàn cầu.

Báo cáo lợi nhuận công nghiệp ngày 27/8 là dữ liệu quan trọng duy nhất tuần tới của Trung Quốc.

Ấn Độ

Đồng Rupee đang hưởng lợi từ dòng tiền đổ vào chứng khoán Ấn Độ sau khi chứng khoán Trung Quốc bị vùi dập. USDINR tiếp tục ổn định ở mức 74.3. Giá dầu giảm có thể đẩy USDINR xuống do những bên nhập dầu phải mua ít USD hơn. Ấn Độ chưa chịu ảnh hưởng nhiều từ tình hình tại Afghanistan, dù trái phiếu tại các quốc gia láng giềng đã bị bán tháo mạnh.

Úc và New Zealand

Đồng tiền hai quốc gia này đã bị bán tháo mạnh khi risk-off bao trùm và cả hai nước đều gặp vấn đề với dịch Covid. Chứng khoán Úc đã bắt đầu thấy sức nóng từ dịch tại bang New South Wales và Victoria. Rõ ràng là Úc sẽ không dỡ bỏ phong tỏa trong thời gian tới, và tiêu dùng chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng.

New Zealand hiện ghi nhận hơn 20 ca Covid tại Auckland, và vẫn sẽ còn tiếp tục tăng. RBNZ đã hoãn việc tăng lãi suất vì lý do này. Số ca nhiễm tại New Zealand sẽ điều hướng NZD, nhưng cả AUD và NZD có thể sẽ giảm thêm 200-300 pip trong tuần này nếu chủng Delta tiếp tục hoành hành và khả năng Fed thắt chặt tiếp diễn. Tuy vậy, chứng khoán New Zealand đang thăng hoa do NZD giảm ủng hộ xuất khẩu.

Số liệu bán lẻ của Úc và New Zealand sẽ tạo xúc tác trong ngắn hạn, tuy nhiên tất cả sẽ dựa vào tình hình dịch bệnh trong nước và tâm lý rủi ro toàn cầu.

Nhật Bản

Nhật Bản sẽ công bố chỉ số PMI Flash tháng Tám đầu tuần này. Với tâm lý thị trường hiện tại, một số liệu gây thất vọng có thể kích hoạt bán tháo cổ phiếu trong nước. Trong khi đó, tình hình Covid tại Nhật tiếp tục xấu đi. Chỉ số Nikkei 225 chao đảo trước làn sóng Covid mới, lo ngại thắt chặt và tâm lý risk-off toàn cầu, và đóng cửa ở mức thấp nhất trong vòng 8 tháng. Mô hình kỹ thuật hiện tại cho thấy mô hình tam giác giảm breakout tại mức 29,700 điểm đầu tháng Sáu. Mục tiêu lúc này đang là 25,700 và đóng cửa dưới 27,000 sẽ tạo đà cho mục tiêu này.

USDJPY đang hưởng lợi từ khả năng thắt chặt của Fed. Tuy nhiên, dòng tiền tìm kiếm sự an toàn tiếp tục đổ vào JPY, và đà bán tháo AUDJPY đã ngăn cho cặp này tiếp tục tăng. USDJPY có khả năng tăng hoặc giảm hơn 200 pip trong tuần tới, tùy theo viễn cảnh nào chiến thắng.

Thị trường

Dầu thô

Tình hình vĩ mô toàn cầu đang gây rất nhiều sức ép lên dầu thô. Dầu đã rơi tự do khi phố Wall chuyển sang cẩn trọng hơn với chủng Delta và khả năng Fed thắt chặt tạo đà tăng cho USD.. Với việc dầu thô xuống mức thấp nhất kể từ tháng Năm, OPEC+ đang bắt đầu lo lắng với chiến lược tăng sản lượng. Bên sản xuất muốn tăng cung, nhưng cần tăng vừa phải để không biết thâm hụt dầu thành thặng dư.

Chính quyền tổng thống Biden đã thúc giục OPEC+ tăng nguồn cung, nhưng OPEC+ có thể không muốn tăng sản lượng trong cuộc họp ngày 1/9. Nếu tình hình dịch bệnh tiếp tục xấu đi tại châu Á, giá dầu sẽ tiếp tục chịu áp lực.

Tuy nhiên, thị trường sắp tới có thể đảo chiều. Các yếu tố cơ bản sẽ tiếp tục ủng hộ dầu một khi thế giới đã vượt qua được tình hình chủng Delta lúc này. Số ca Covid có thể đã đạt đỉnh tại Mỹ, vắc xin tiếp tục được tiêm, và thế giới có thể tái mở cửa sau tháng Chín.

Vàng

Vàng sẽ tiếp tục biến động mạnh trước thềm Jackson Hole. Nếu chủ tịch Powell có ý hoãn lại việc công bố thắt chặt, kim loại này sẽ có cơ hội vượt 1,800. Vàng là một trong những hàng hóa mạnh nhất dù đô la đang mạnh lên, nhưng bán tháo do hoảng loạn hoàn toàn có thể đạp vàng xuống.

Miễn là lợi suất trái phiếu tiếp tục bị hãm lại, vàng sẽ tiếp tục ổn định. Nếu vàng đóng cửa được trên 1,800, đà tăng có thể hướng tới 1,830. Nếu chủ tịch Powell ra tín hiệu thắt chặt, vàng có thể sập xuống vùng 1,700.

Bitcoin

Vốn hóa thị trường tiền ảo đã vượt lại 2 nghìn tỷ USD nhờ dòng tiền đổ vào Bitcoin. Tuy nhiên, ưu thế của Bitcoin đang dần biến mất khi giới đầu tư quan tâm hơn tới ETH, Cardano, XRP và Dogecoin.

Bitcoin tiếp tục hướng tới mức $48,000 trong tuần tới. Nhưng với tâm lý risk-off hiện tại, Bitcoin có thể gặp kháng cự. Nhưng Bitcoin vẫn có thể vượt $50,000 nếu chủ tịch Powell chưa muốn thắt chặt sớm. Triển vọng dài hạn cho Bitcoin vẫn rất tốt bất kể tăng hay giảm ngắn hạn.

Lịch kinh tế tuần tới

Thứ hai - 23/8:

  • PMI sơ bộ tại Mỹ: kỳ vọng: 63 - tháng trước: 63.4; PMI dịch vụ, kỳ vọng: 59.2 - tháng trước: 59.9; doanh số bán nhà, kỳ vọng: 5.84 triệu - tháng trước: 5.86 triệu.
  • Chỉ số PMI Flash châu  Âu
  • Niềm tin người tiêu dùng châu Âu
  • PMI sơ bộ Anh
  • Doanh số bán lẻ Mexico
  • Singapore CPI

Thứ ba - 24/8:

  • Doanh số bán nhà tại Mỹ
  • GDP Đức
  • CPI hai tuần Mexico
  • Tỷ lệ thất nghiệp Nam Phi
  • Công bố lãi suất từ ngân hàng trung ương Hungary: Kỳ vọng sẽ tăng 30 bp lên 1.5%

Thứ Tư - 25/8:

  • Số liệu sơ bộ hàng hóa lâu bền Mỹ, kỳ vọng: -0.4% - tháng trước: +0.9%
  • GDP Mexico
  • Số liệu thương mại New Zealand
  • CPI, sản lượng công nghiệp Nga
  • Trữ dầu EIA Mỹ

Thứ Năm - 26/8:

  • Fed Kansas tổ chức cuộc họp Jackson Hole. Chủ tịch Powell và chủ tịch Fed Kansas Esther George sẽ phát biểu
  • GDP quý II, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu tại Mỹ
  • Nguồn cung tiền M3 tại Eurozone
  • Sản lượng công nghiệp Singapore

Thứ Sáu - 27/8:

  • Thu nhập cá nhân tại Mỹ, kỳ vọng: +0.2% - tháng trước: +0.1%. Tiêu dùng cá nhân tại Mỹ, kỳ vọng +0.4% - tháng trước +1%. 
  • GDP quý II Thụy Điển, kỳ vọng tăng 0.8%.
  • Số liệu thương mại Mexico
  • Doanh số bán lẻ Úc
  • Lợi nhuận công nghiệp Trung Quốc
  • CPI tại Tokyo, Nhật Bản

Seeking Alpha

Broker listing

Cùng chuyên mục

Đồng Yên Nhật "lên xuống như chong chóng": Liệu thị trường có trụ vững?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Đồng Yên Nhật "lên xuống như chong chóng": Liệu thị trường có trụ vững?

Giới trader FX toàn cầu đang trong tâm thế "ngồi trên thảm lửa" theo dõi những động thái của Nhật Bản nhằm hỗ trợ đồng Yên. Kỳ nghỉ lễ dài sắp tới tại London và Tokyo càng khiến họ không dám sơ suất, bởi đây có thể là thời điểm chính quyền Nhật Bản tận dụng để can thiệp thị trường, vực dậy đồng Yên đang "mong manh" của mình.
"Carry Trade" đồng Yên: Rủi ro gia tăng theo biến động tỷ giá nhưng vẫn là một "món hời" khó cưỡng
Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

"Carry Trade" đồng Yên: Rủi ro gia tăng theo biến động tỷ giá nhưng vẫn là một "món hời" khó cưỡng

Hiện nay, tỷ giá USD/JPY có mối liên hệ chặt chẽ hơn với lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 2 năm so với kỳ hạn 10 năm. Điều này đồng nghĩa với việc biến động tỷ giá có khả năng tăng cao khi Fed tiến gần đến lần cắt giảm lãi suất đầu tiên. Điều này sẽ khiến giao dịch Carry Trade đồng Yên trở nên kém hấp dẫn hơn.
Kịch tính hệt như phim trinh thám! "Sherlock Holmes" thị trường vào cuộc truy tìm manh mối về hoạt động can thiệp của Nhật Bản
Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

Kịch tính hệt như phim trinh thám! "Sherlock Holmes" thị trường vào cuộc truy tìm manh mối về hoạt động can thiệp của Nhật Bản

Dữ liệu mới nhất về các tài khoản của Fed hé lộ hai manh mối tiềm tàng về cách thức mà các nhà hoạch định chính sách Nhật Bản có thể đã sử dụng để hỗ trợ đồng Yên đang suy yếu trong tuần qua bằng các hoạt động can thiệp ngoại hối.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ