Lạm phát tại Nhật Bản: Trường hợp đặc biệt của đặc biệt

Lạm phát tại Nhật Bản: Trường hợp đặc biệt của đặc biệt

Đạt Nguyễn

Đạt Nguyễn

Currency Analyst

22:41 01/12/2021

Trong khi ngay cả chủ tịch Fed, Jerome Powell trong phiên điều trần vào hôm 30/11 đã phải đưa ra quan điểm đánh giá lại yếu tố tạm thời của lạm phát (một điều cực hiếm thấy với nhà điều hành chính sách như Powell), thì trường hợp của Nhật Bản lại đang thu hút trí tò mò của các chuyên gia kinh tế khi lạm phát ở đây vẫn ở mức thấp.

Người dân Nhật Bản thờ ơ với lạm phát
Người dân Nhật Bản thờ ơ với lạm phát

Giá cả của phần lớn các tài sản trên toàn cầu đều tăng mạnh và thậm chí còn vượt qua ngưỡng mục tiêu của các NHTW, một dấu hiệu cho thấy lạm phát đã quay trở lại. Nhưng ở xứ sở mặt trời mọc, điều này còn lạ lẫm với người dân ở đây. Mặc dù các nhà điều hành chính sách đã tung ra các gói hỗ trợ có thể kích thích lạm phát, nhưng chỉ số tiêu dùng vẫn không hề nhúc nhích. Tháng 9 vừa qua ghi nhận CPI của Nhật Bản chỉ tăng nhẹ 0.20% so với cùng kỳ năm ngoái, thậm chí nếu loại bỏ các yếu tố về thực phẩm và giá năng lượng, CPI lõi tháng 9 thực tế giảm 0.5% so với cùng kỳ. Các chuyên gia phân tích tại Goldman Sachs còn dự báo dữ liệu CPI trong tháng 11 tới đây có thể giảm tới 0.80%. Trong khi đó, CPI lõi của các nước trong nhóm G4 (Mỹ, Anh, Đức) lần lượt đạt 4.6%, 3.4% và 2.9% (biểu đồ dưới đây).

Vậy điều gì đang xảy ra với nước Nhật? Thực tế, Nhật Bản cũng bị cuốn theo xu hướng toàn cầu. Chỉ số giá sản xuất tháng 10 của Nhật tăng 7.9% so với cùng kỳ năm trước – đây là mức tăng mạnh nhất kể từ năm 1980. Các mặt hàng bị đẩy giá nhiều nhất gồm xe bán tải với mức phí nhập khẩu đắt đỏ (tăng 38% tính theo đồng JPY). Tiếp sau là các thành phẩm xăng dầu và gỗ lần lượt tăng 45% và 57% so với giờ này năm ngoái.

Việc giá thành sản xuất tăng ở trên chưa đủ khiến CPI tổng thể tăng do những yếu tố đặc thù tại Nhật. Đầu tiên, chi phí điện thoại di động tăng cao do chiến dịch chống lại các nhà mạng của chính phủ, kéo chỉ số giá tiêu dùng giảm xuống. Mảng truyền thông các sản phẩm hàng hóa giảm 28% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, ngay cả khi đặt trong điều kiện chi phí không thay đổi, lạm phát vẫn dưới ngưỡng mục tiêu. Điều đó cho thấy còn có các yếu tố kinh tế khác mang tính vĩ mô hơn.

Đó chính là việc nhận thức về lạm phát tại nước Nhật không hề được khuyến khích, đây cũng lý giải tại sao chi phí sản xuất tăng cao nhưng không tác động tương đương lên giá tiêu dùng. Các tập đoàn sản xuất tại Nhật Bản rất e ngại trong việc tăng giá thành sản phẩm đối với người tiêu dùng. Tại cuộc họp tháng 10, ông Kuroda Haruhiko – thống đốc BoJ nói rằng tâm lý này đã hình thành trong thời kỳ giảm phát trước đó tại Nhật Bản. Ví dụ, thông tin công ty sản xuất nước tương Kikkoman công bố giá sản phẩm tăng 4-10% kể từ tháng Hai đã trở thành chủ đề nóng hổi trên các kênh tin tức chính thống, nhưng ở Mỹ, mọi người sẽ chẳng dành sự quan tâm tới vụ ‘phốt’ như trên.

Một yếu tố quan trọng khác là ngành tiêu dùng phục hồi yếu kém tại Nhật Bản. Chi tiêu tư nhân đã giảm trong quý III năm nay, và hiện thấp hơn 3.5% so với mức cuối năm 2019. Chi tiêu cho hàng hóa lâu bền, yếu tố gây ra lạm phát tại Mỹ, thực tế đã không đổi trong 8 năm qua ở Nhật Bản.

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản cũng đã sớm áp dụng chính sách lãi suất bằng 0 và các chương trình mua trái phiếu, những công cụ được sử dụng tương tự ở các nước phát triển khác khi lãi suất chạm đáy sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-09. Việc thiếu đi áp lực lạm phát ở Nhật Bản, một nền kinh tế đã phát triển, trở thành vấn đề tranh luận sôi nổi đối với các nhà kinh tế học.

Bất chấp tín hiệu nới lỏng mạnh tay của BoJ, lạm phát vẫn không đạt được mục tiêu 2%. Tài sản của BoJ đã tăng lên tới 103% GDP danh nghĩa của nước này trước khi đại dịch xảy ra, và việc mua vào lượng lớn tài sản chứng khoán gồm trái phiếu và cổ phiếu kể từ đó đã đẩy hệ số này trên lên mức 134%. Trong cùng thời kỳ, lượng mua của Fed đã tăng từ 19% lên 36% so với GDP của Mỹ. Chính sách của BoJ muốn giữ lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm ở mức khoảng 0% vẫn được áp dụng vững chắc, ngay cả khi nỗ lực tương tự nhằm kiểm soát đường cong lợi suất của Ngân hàng Dự trữ Úc đã bị loại bỏ sau khi chịu áp lực thị trường vào tháng 10. .

Hiện tại, nguồn cung tắc nghẽn do đại dịch hay nhu cầu mua sắm tăng vọt, hay thậm chí kết hợp cả hai yếu tố trên đang làm giá cả leo thang trên thế giới. Tuy nhiên, trường hợp của Nhật đã cho thấy rằng chỉ riêng việc nới lỏng tiền tệ cũng khó để kích thích tiêu dùng khi phải đối mặt với thói quen kỳ vọng lạm phát ở mức thấp kéo dài hàng thập kỷ. Kishida Fumio, thủ tướng mới của Nhật Bản, đã tuyên bố sẽ triển khai một gói kích thích tài khóa bao gồm tiền mặt cho các gia đình nghèo và người dưới 18 tuổi. Các chuyên gia phân tích của Barclays, một ngân hàng khác, kỳ vọng khoản chi tiêu mới trị giá 3.7% GDP.

Dự thảo gói kích thích này cũng có thể thúc đẩy lạm phát nếu như tiền thực sự được người tiêu dùng chi tiêu thay vì tiết kiệm. Nhưng hiện tại, Nhật Bản dường như là nơi mà lạm phát lại bị lãng quên.

The Economist

Broker listing

Cùng chuyên mục

Có thể Fed đang gây hiểu lầm bằng các thông điệp về lạm phát
Tạ Thị Giang

Tạ Thị Giang

Junior Analyst

Có thể Fed đang gây hiểu lầm bằng các thông điệp về lạm phát

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dự kiến cắt giảm lãi suất ba lần trong năm 2024 mặc dù kỳ vọng lạm phát gia tăng và tỷ lệ lạm phát gần đây có xu hướng đi lên. Trong khi đó, thị trường hoán đổi lạm phát dự báo tỷ lệ lạm phát là 3.4% trong tháng 3 và 3.2% trong tháng 4 và tháng 5, cho thấy lạm phát có thể không giảm thêm.
Chỉ báo hàng tuần: Các chỉ số nhanh trong ngắn hạn tiếp tục được cải thiện
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Chỉ báo hàng tuần: Các chỉ số nhanh trong ngắn hạn tiếp tục được cải thiện

Mặc dù các chỉ báo kinh tế thường xuyên thay đổi nhưng nó phản ánh tin tức về tình hình hiện tại và dự đoán về biến động trước khi có các dữ liệu về hàng tháng hoặc hàng quý. Đây là cách tuyệt vời để cập nhật những thông tin mới nhất của thị trường. Và thường thì tối sẽ theo dõi các chỉ báo nhanh trong dài hạn sau đó là các chỉ báo nhanh trong ngắn hạn và cuối cùng là các chỉ báo trùng.
[Kaiko Research] Báo cáo tuần: Thao túng giá Bitcoin, EtherFi đang bay cao và những câu chuyện trên thị trường tiền điện tử khác
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

[Kaiko Research] Báo cáo tuần: Thao túng giá Bitcoin, EtherFi đang bay cao và những câu chuyện trên thị trường tiền điện tử khác

Bitcoin kết thúc tuần 18-24/3 trong với việc giảm giá xuống còn 67 nghìn USD trong bối cảnh dòng tiền chảy ra khỏi GBTC ngày càng tăng. Trong một tin tức khác, Blackrock đã tiết lộ quỹ token hóa đầu tiên của mình trên Ethereum trong khi Genesis đã đạt được thỏa thuận trị giá 21 triệu USD với SEC và Ethereum Foundation được cho là đang phải đối mặt với cuộc điều tra của cơ quan quản lý. Tuần này chúng ta sẽ bàn luận về việc mất giá đột ngột của Bitcoin, biến động giá trong ngày đang gia tăng, dự án Ether.Fi airdrop token cho người dùng và khả năng phục hồi của Bitcoin trước việc lợi suất gia tăng.
NHTW Nhật Bản đã chấm dứt kỷ nguyên lãi suất âm như thế nào và gợi mở điều gì trong thời gian tới?
Tạ Thị Giang

Tạ Thị Giang

Junior Analyst

NHTW Nhật Bản đã chấm dứt kỷ nguyên lãi suất âm như thế nào và gợi mở điều gì trong thời gian tới?

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) đã nâng lãi suất ngắn hạn từ -0.1% lên 0.1%, trở thành ngân hàng trung ương cuối cùng thoát khỏi chính sách lãi suất âm. Tăng lương vượt quá dự kiến ​​là động lực chính thúc đẩy BOJ thay đổi chính sách, các thay đổi khác bao gồm chấm dứt Kiểm soát Đường cong Lợi suất và giảm mua một số tài sản nhất định.
[Kaiko Research] Báo cáo tuần thứ ba của tháng Ba về thị trường tiền điện tử
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

[Kaiko Research] Báo cáo tuần thứ ba của tháng Ba về thị trường tiền điện tử

Bitcoin đã chứng kiến một sự biến động mạnh trong tuần qua và vượt qua mức đỉnh mọi thời đại trước khi mất giá và đóng cửa tuần giảm điểm. Coinbase đang lên kế hoạch bán trái phiếu trị giá 1 tỷ đô la, Grayscale đang lên kế hoạch hạ phí giao dịch GBTC và lạm phát ở Mỹ tăng cao hơn dự kiến. Tuần này chúng ta tìm hiểu về Phản ứng của thị trường sau Dencun của ETH, Sự phụ thuộc của Binance vào mức phí bằng 0, sự kết thúc của khoảng trống Alameda và tính tương quan của Bitcoin với vàng.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ