Lạm phát cao có phải là vấn đề nghiêm trọng?

Lạm phát cao có phải là vấn đề nghiêm trọng?

Nguyễn Long Hà

Nguyễn Long Hà

Junior Analyst

22:38 30/04/2022

Các chuyên gia kinh tế và những người dân bình thường có nhìn nhận khác nhau đối với câu hỏi trên.

Bắt đầu ở Mỹ, sự gia tăng của lạm phát đã dần lan sang các quốc gia giàu có khác. Giá tiêu dùng của các quốc gia giàu nhất của nhóm OECD đang tăng 7.7% so với cùng kỳ năm trước, một tốc độ tăng nhanh nhất trong ít nhất ba thập kỷ. Ở Hà Lan, lạm phát gần 10%, thậm chí cao hơn ở Mỹ, trong khi ở Estonia là hơn 15%. Các ngân hàng trung ương nên phản ứng mạnh mẽ như thế nào với sự gia tăng của lạm phát? Câu trả lời phụ thuộc vào mức độ thiệt hại mà lạm phát gây ra. Ngoài ra điều đó cũng phụ thuộc vào người được đặt câu hỏi.

Lạm phát gây thiệt hại vì nó làm “xói mòn” khoản tiết kiệm của mọi người và làm sai lệch tín hiệu giá cả. Và chắc chắn có những trường hợp chính nó đã đưa nền kinh tế đi xuống. Trong thời kỳ lạm phát phi mã của Weimar Đức vào những năm 1920, tiền tiết kiệm của người dân đã bốc hơi, loại bỏ tầng lớp trung lưu và mở đường cho sự trỗi dậy của chủ nghĩa phát xít. Lạm phát cũng vượt khỏi tầm kiểm soát ở Zimbabwe dưới thời Robert Mugabe. Khi cấu trúc giá cả bị phá vỡ, hàng triệu người đã không có thức ăn.

Nhưng trong các đợt lạm phát với mức độ nhẹ nhàng hơn, chẳng hạn như hiện tại, ảnh hưởng tiêu cực của lạm phát đối với nền kinh tế cũng bớt trầm trọng. Lo lắng phổ biến là tiền lương tăng chậm hơn giá cả, khiến thu nhập thực tế của mọi người giảm xuống. Điều này gần như chắc chắn đã xảy ra ở các nước giàu có trong những tháng gần đây. Thu nhập thực tế theo giờ của người Mỹ đã giảm gần 3% trong năm nay tính đến tháng Ba.

Tuy nhiên, về tổng thể, các nhà kinh tế học nhận thấy khá ít liên hệ giữa lạm phát và mức sống thực tế của người lao động. Đôi khi giá cả tăng nhanh hơn tiền lương; đôi khi không. Tiền lương thực tế của Anh tăng mạnh trong thời kỳ lạm phát của những năm 1970. Theo một nghiên cứu được công bố vào năm 1975, công nhân Mỹ dù ở trong công đoàn hay không, đã nhận được ​​mức lương tăng dần nhằm chống lại lạm phát trong thập kỷ trước. The Economist đã xem xét dữ liệu của 35 quốc gia OECD từ năm 1990. Trong những năm khi lạm phát vượt quá 5%, tiền lương thực tế cũng đã tăng. Lạm phát cũng có thể giúp những người thất nghiệp tìm được việc làm, ngay cả khi nó gây tổn hại cho những người đã đi làm. Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007 - 2009 đồng bảng Anh mất giá, làm gia tăng lạm phát ở Anh và giảm lương thực tế. Các công ty nhờ vậy mà có đủ khả năng để thuê thêm công nhân.

Quan điểm cho rằng lạm phát gây nhiễu với các tín hiệu giá cả, cũng được phóng đại kha khá. Chủ nghĩa tư bản phân bổ các nguồn lực theo sự chuyển động của giá cả một cách tương đối: nếu giá ô tô tăng so với giá xe đạp thì cuối cùng sẽ có nhiều ô tô được sản xuất hơn. Điều đáng lo ngại là lạm phát làm gián đoạn quá trình này, khiến việc phân biệt giá tương đối "thực" của ô tô và xe đạp trở nên khó khăn hơn.

Tuy nhiên, trong một bài báo được xuất bản vào năm 2018, Emi Nakamura và các đồng nghiệp ở Đại học California, Berkeley đã kiểm tra sự phân tán giá của cùng một loại sản phẩm theo thời gian. Nhìn vào thời kỳ lạm phát cao trong những năm 1970, họ không tìm thấy "bằng chứng nào cho thấy giá cả đã đi chệch khỏi mức tối ưu" so với trước đại dịch, thời điểm mà lạm phát thấp hơn nhiều. Họ kết luận “cần phải đánh giá lại” những kết luận mạnh mẽ về tính tối ưu của tỷ lệ lạm phát thấp”.

Những bài báo phức tạp như thế này chạm đến một vấn đề lớn hơn xuyên suốt nhiều thập kỷ. Chúng đặt ra câu hỏi về mối liên hệ giữa lạm phát và tăng trưởng. Một bài báo được xuất bản bởi IMF vào năm 2014 lưu ý rằng "một số nghiên cứu thực nghiệm thậm chí đã cố gắng tìm ra chi phí của lạm phát một con số." Vào năm 1996, Michael Bruno và William Easterly, khi đó đều thuộc Ngân hàng Thế giới, đã thấy rằng “không có bằng chứng nào về mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng khi mức lạm phát hàng năm dưới 40%”. Năm tiếp theo, Paul Krugman đã viết rằng “mặc dù lạm phát được mọi người coi là một tai họa khủng khiếp, nhưng nỗ lực đo lường hệ quả của nó chỉ mang đến những con số bé nhỏ một cách đáng xấu hổ”.

Vậy liệu rằng lạm phát hiện tại ở các quốc gia phát triển có bất kì hệ quả nào hay không? Rắc rối đối với các nhà kinh tế là có nhiều yếu tố nằm ngoài nghiên cứu của họ. Ít người biết hoặc quan tâm đến kết quả của những nghiên cứu đó. Họ chỉ biết một điều là lạm phát rất “đáng ghét”.

Lạm phát dường như giữ một vị trí đặc biệt trong tâm thức công chúng. Phân tích của chúng tôi về các tờ báo viết bằng tiếng Anh và các bài đăng trên blog cho thấy rằng trong những năm 2010, các tổ chức truyền thông đã đề cập đến lạm phát thường xuyên hơn 50% so với việc họ đề cập đến thất nghiệp, mặc dù thất nghiệp trong thập kỷ đó là một vấn đề lớn hơn nhiều. Vào những năm 1990, Robert Shiller của Đại học Yale đã hỏi người dân ở một số quốc gia về ý kiến ​​của họ đối với lạm phát và so sánh chúng với quan điểm của các nhà kinh tế học. Ông phát hiện ra rằng những người bình thường có quan điểm cực đoan hơn nhiều về chủ đề này so với các học giả, những người kiếm sống bằng việc nghiên cứu chúng.

Mọi người tin rằng lạm phát khiến họ trở nên nghèo hơn. Họ lo lắng nó làm cho việc lập kế hoạch trở nên khó khăn hơn. Và họ tin rằng lạm phát là một dấu hiệu cho thấy các công ty vô đạo đức đang lợi dụng họ (2/3 người Mỹ coi việc lạm phát gia tăng gần đây là do lòng tham của doanh nghiệp). Ngược lại, các nhà kinh tế học lại có góc nhìn đa chiều hơn trong các câu trả lời của họ. Hơn một nửa số người Mỹ “hoàn toàn đồng ý” rằng việc ngăn chặn lạm phát cao cũng quan trọng như ngăn chặn sử dụng ma túy hoặc duy trì các tiêu chuẩn giáo dục, so với chỉ 18% các nhà kinh tế học. Trong cuộc khảo sát tương tự, ông Shiller phát hiện ra rằng 46% người dân muốn chính phủ giảm giá sau khi lạm phát tăng đột biến (mục đích là để giảm phát), một điều mà rất ít nhà kinh tế khuyến nghị.

Hãy thực tế

Có lẽ các nhà hoạch định chính sách nên bỏ qua quan điểm của những người dân bình thường. Nếu các chuyên gia nhận thấy rằng lạm phát có ít ảnh hưởng một cách đáng ngạc nhiên, thì cần quan tâm thêm những thông tin gì để phục vụ cho việc định hướng chính sách? Tuy nhiên, một cách nhìn khác cho rằng ảnh hưởng tâm lý của tỷ lệ lạm phát tăng cao là có thật, và các ngân hàng trung ương cũng như chính phủ nên tính đến chúng. Chống lạm phát bằng cách thắt chặt chính sách tài khóa hoặc tiền tệ một cách mạnh mẽ thường được coi là một lựa chọn khó khăn vì nó làm hạ nhiệt nền kinh tế và có nguy cơ gây ra suy thoái. Trên thực tế, đó là một trong những chính sách phổ biến nhất hiện nay.

The Economist

Broker listing

Cùng chuyên mục

USD tăng mạnh sẽ có ảnh hưởng thế nào lên nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là các nền kinh tế mới nổi
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

USD tăng mạnh sẽ có ảnh hưởng thế nào lên nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là các nền kinh tế mới nổi

Dữ liệu lạm phát nóng hơn dự kiến gần đây đã đẩy lùi những kỳ vọng hạ lãi suất của Fed và đẩy khiến giá trị đồng USD gia tăng mạnh mẽ. Tuy nhiên, sự tăng giá của đồng USD có thể ảnh hưởng tiêu cực lên nền kinh tế thế giới và đặc biệt là tại thị trường Châu Á. Bài viết dưới đây của chuyên gia Bloomberg sẽ phân tích những ảnh hưởng của một đồng USD mạnh mẽ.
Bàn luận về những sự kiện của thị trường crypto trong tuần qua
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Bàn luận về những sự kiện của thị trường crypto trong tuần qua

Sự kiện Bitcoin halving lần thứ tư được mong đợi đã diễn ra vào ngày 19/4. Trong khi BTC không ghi nhận những thay đổi về giá, phí giao dịch đã trải qua sự biến động mạnh mẽ sau sự ra mắt của Runes. Tuần này chúng ta sẽ phân tích về tác động thị trường của Bitcoin halving, khối lượng giao dịch Uniswap sau khi tăng phí, cạnh tranh gia tăng ở các sàn giao dịch và việc Bitcoin không thể thu hút dòng vốn đang chảy vào các tài sản an toàn.
Cuộc tấn công của Iran có thật sự ảnh hưởng đến giá dầu
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Cuộc tấn công của Iran có thật sự ảnh hưởng đến giá dầu

Tuần trước chứng kiến cuộc tấn công của Iran nhằm vào Isarel khiến cho giá dầu phản ứng bằng cách tăng 3.5%. Tuy nhiên, liệu ảnh hưởng của cuộc xung đột có tạo ra những áp lực đủ lớn lên thị trường dầu mỏ hay không? Bài viết dưới đây của chuyên gia Bloomberg sẽ làm rõ vấn đề này.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ