Kỳ vọng gì vào cuộc họp sản lượng của OPEC+ ngày 2/3

Kỳ vọng gì vào cuộc họp sản lượng của OPEC+ ngày 2/3

17:07 02/03/2022

OPEC cùng các đồng minh, tức OPEC+, hôm nay họp quyết định chính sách sản lượng tháng 4.

Bộ trưởng Dầu mỏ các quốc gia thành viên OPEC và đồng minh, tức OPEC+, hôm nay sẽ họp bàn về chính sách sản lượng tháng 4. Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh xung đột Nga – Ukraine làm gia tăng lo ngại gián đoạn nguồn cung dầu vốn đang thắt chặt, khiến giá dầu tăng vượt 100 USD/thùng lần đầu tiên kể từ năm 2014.

OPEC và đồng minh, tức OPEC+, đã tăng sản lượng dần dần trở lại sau khi nhất trí cắt giảm kỷ lục 10 triệu thùng/ngày, tương đương khoảng 10% sản lượng toàn cầu, hồi tháng 3/2020 để hỗ trợ thị trường ứng phó Covid-19.

Tại cuộc họp hôm 2/2, OPEC+ nhất trí tăng sản lượng thêm 400.000 thùng/ngày, mức tăng hàng tháng được thống nhất bắt đầu thực hiệntừ tháng 8/2021, cho tháng 3, đồng nghĩa dư địa cần phục hồi giảm còn 2,6 triệu thùng/ngày tính đến hết tháng 9.

OPEC+ khả năng cao giữ nguyên mức tăng 400.000 thùng/ngày cho tháng 4, theo giới phân tích.

Liên minh này đang đối mặt với áp lực từ các quốc gia tiêu thụ nhiều dầu, trong đó có Mỹ và Ấn Độ, yêu cầu tăng sản lượng hơn nữa để giảm giá và hỗ trợ đà phục hồi kinh tế thế giới nhưng vẫn chưa đáp lại. Hiện tại, chỉ số ít quốc gia trong OPEC+ còn dư địa tăng sản lượng, trong đó có Arab Saudi và Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE).

Nga ngày 24/2 bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, vấp phải sự chỉ trích mạnh từ phương Tây. Mỹ và Liên minh châu Âu đã áp các lệnh trừng phạt làm hạn chế khả năng Nga tiếp cận hệ thống tài chính toàn cầu nhưng chưa ảnh hưởng trực tiếp đến xuất khẩu dầu và khí đốt.

Thành viên Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) ngày 1/3 đã họp bàn về khủng hoảng Ukraine, nhất trí xả kho dự trữ 60 triệu thùng dầu.

Do Nga đang hợp tác với Arab Saudi, xung đột với Ukraine sẽ không làm gián đoạn quá trình này và hầu hết các quốc gia OPEC+ đều thể hiện lập trường trung lập. OPEC+ vẫn sẽ tập trung vào nới lỏng dần hạn chế sản lượng để quay về mức sản xuất như trước đại dịch Covid-19 vào cuối năm nay.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã điện đàm với Thái tử Arab Saudi Mohammed bin Zayed al-Nahyan ngày 1/3, thảo luận về thỏa thuận OPEC+ và cam kết tiếp tục hợp tác trên thị trường năng lượng, các hãng tin Nga và Arab Saudi đưa tin.

4 nguồn tin OPEC+ cùng ngày cho biết liên minh khả năng cao giữ nguyên mức tăng 400.000 thùng/ngày cho tháng 4, bất chấp tình hình Ukraine. Theo đó, chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine không ảnh hưởng đến thực hiện thỏa thuận về nguồn cung.

UAE, đồng minh thân cận của Mỹ tại Trung Đông, ngày 25/2 bỏ phiếu trống với dự thảo nghị quyết lên án hành động của Nga của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Một cố vấn ngoại giao của tổng thống UAE nói động thái trên nhằm khuyến khích một giải pháp chính trị và chọn phe chỉ thúc đẩy bạo lực.

Ủy ban kỹ thuật của OPEC+ đã họp ngày 1/3 để đánh giá các yếu tố cơ bản. OPEC+ được cho là đã điều chỉnh giảm dự báo thặng dư cung năm nay 200.000 thùng/ngày xuống 1,1 triệu thùng/ngày so với kịch bản cơ sở.

Link gốc tại đây.

Theo NDH

Broker listing

Cùng chuyên mục

Giá vàng liệu có còn mối tương quan nghịch đảo với lợi suất thực?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Giá vàng liệu có còn mối tương quan nghịch đảo với lợi suất thực?

Nổi tiếng với vai trò là bảo hiểm trước sự bất ổn kinh tế và lạm phát, vàng từ lâu đã thu hút các nhà đầu tư. Một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến giá vàng là mối quan hệ giữa lợi suất thực và lạm phát. Về lâu dài, vàng đã bảo vệ người ta khỏi những tác động của lạm phát và vẫn đang là một công cụ đa dạng hóa mạnh mẽ trong danh mục đầu tư.
Theo dấu dòng tiền: Nguồn vốn FDI "Made in China" đạt đỉnh 8 năm. Vốn chảy vào đâu và mục đích thật sự là gì?
Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

Theo dấu dòng tiền: Nguồn vốn FDI "Made in China" đạt đỉnh 8 năm. Vốn chảy vào đâu và mục đích thật sự là gì?

Đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc đang trên đà đạt mức cao nhất trong 8 năm qua, khi các tập đoàn lớn của nước này đẩy mạnh xây dựng nhà máy ở nước ngoài. Sự thay đổi này có thể góp phần xoa dịu những lời chỉ trích về chiến lược xuất khẩu ồ ạt của Bắc Kinh.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ