Kỳ vọng Fed thay đổi chính sách thắt chặt hiện tại là điều mơ hồ

Kỳ vọng Fed thay đổi chính sách thắt chặt hiện tại là điều mơ hồ

20:32 16/09/2022

Báo cáo lạm phát tháng 8 đã dập tắt hy vọng của những nhà đầu tư đang tìm kiếm dấu hiệu áp lực giá đang hạ nhiệt để Fed giảm tốc độ tăng lãi suất

Các trader vẫn đang kỳ vọng rằng các nhà hoạch định chính sách sẽ giảm lãi suất vào năm tới, mặc dù điều đó có vẻ không khả thi

  • Báo cáo lạm phát hôm thứ Ba cho thấy CPI toàn phần tiếp tục giảm từ mức cao nhất trong tháng Sáu, nhờ giá năng lượng giảm, nhưng vẫn tăng trên 8%. Và CPI lõi, là chỉ số cho thấy áp lực mà Fed đang tìm cách kiềm chế, đã tăng trên 6%. Các số liệu cho thấy giá cả vẫn tăng trên phạm vi rộng và lâu dài
  • HĐTL lãi suất cho thấy Fed có khả năng tăng lãi suất lên mức gần 4.5% vào tháng 3/2023 và sau đó bắt đầu giảm. Điều này phản ánh rủi ro rằng việc Fed thắt chặt sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế và dẫn đến nhiều sự thay đổi. Thị trường trái phiếu chính phủ cũng đang phản ánh điều đó, với đường cong lợi suất đảo chiều mạnh nhất kể từ năm 2000
  • Fed hành động quyết liệt như vậy là một điều hợp lý vì Fed từng phải thay đổi định hướng khi đối mặt với suy thoái trong lịch sử. Nhưng các nhà hoạch định chính sách đang rút kinh nghiệm từ bài học của những năm 1970, về việc để lạm phát lâu dài khiến việc kiềm chế trở nên khó khăn hơn.
  • Powell nhấn mạnh trong bài phát biểu tại Jackson Hole rằng mục tiêu của Fed là tránh những sai lầm trong quá khứ. Và điều đó có nghĩa là các nhà hoạch định chính sách sẽ hy sinh tăng trưởng kinh tế bởi vì - theo cách nói của ông - “thất bại trong việc ổn định giá cả sẽ là vấn đề lớn hơn nhiều”
  • Vẫn chưa thấy những vấn đề ở mức độ cần thiết để giảm tốc độ tăng giá cả. Thị trường lao động vẫn mạnh mẽ, tăng trưởng lương nhanh hơn so với trước khi xảy ra đại dịch và tâm lý người tiêu dùng đã tích cực hơn
  • Ở thời điểm này, Fed còn lâu mới phải tạm dừng tăng lãi suất, chứ chưa nói đến việc thay đổi lập trường. Kỳ vọng lạm phát đã giảm, nhưng Fed tập trung hơn vào khái niệm "sự không chú ý một cách hợp lý"
  • Điều đó có nghĩa là miễn là lạm phát vẫn còn, cuộc chiến kiềm chế lạm phát còn lâu mới kết thúc vì có nhiều khả năng kỳ vọng sẽ trở nên lâu dài
  • Mặc dù giá hàng hóa đã giảm, nhưng sẽ mất thời gian cho đến khi chỉ số CPI đạt mục tiêu 2% của Fed nếu dựa vào những kinh nghiệm trong quá khứ. Trong giai đoạn lạm phát của những năm 1970 và 1980, phải mất từ ​​15 tháng đến 2 năm để lạm phát giảm một nửa so với mức đỉnh sau khi giá hàng hóa tăng. Và bây giờ lạm phát dịch vụ quan trọng hơn so với trước đây, do tỷ trọng của ngành trong nền kinh tế
  • Ngay cả các nhà kinh tế cũng lạc quan quá mức về việc CPI sẽ giảm xuống 3.7% trong năm tới. Con số này thấp hơn nhiều so với kết quả 5.75% trong cuộc khảo sát mới nhất của Fed tại New York về kỳ vọng lạm phát của người tiêu dùng
  • Sự lo ngại về suy thoái kinh tế của các nhà đầu tư có thể chứng minh cho những điều trên là đúng. Nhưng nếu kỳ vọng về việc có thể thu lợi từ điều này thì nên sẵn sàng cho cú sập mạnh nếu dự đoán sai

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Hoạt động kinh doanh khu vực Eurozone bứt phá nhờ dịch vụ
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Hoạt động kinh doanh khu vực Eurozone bứt phá nhờ dịch vụ

Hoạt động kinh doanh nói chung ở khu vực Eurozone đã mở rộng với tốc độ nhanh nhất trong gần một năm vào tháng này do sự phục hồi mạnh mẽ của ngành dịch vụ - lĩnh vực thống trị của khu vực, bù đắp cho sự suy thoái sâu hơn trong lĩnh vực sản xuất.
Chuyên gia JPMorgan cảnh báo: Thị trường chứng khoán Mỹ vẫn chưa hết rủi ro
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Chuyên gia JPMorgan cảnh báo: Thị trường chứng khoán Mỹ vẫn chưa hết rủi ro

''Cú hớ'' của thị trường chứng khoán Mỹ trong ba tuần qua chỉ là khởi đầu của một đợt bán tháo có khả năng sẽ trầm trọng hơn cùng với các rủi ro vĩ mô gia tăng, bao gồm lợi suất trái phiếu chính phủ tăng, đồng USD mạnh và giá dầu cao, theo trưởng nhóm chuyên gia chiến lược thị trường Marko Kolanovic của JPMorgan Chase.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ