JPMorgan trading desk: Đà tăng của cổ phiếu bền vững, nhưng khó có thể mở rộng

JPMorgan trading desk: Đà tăng của cổ phiếu bền vững, nhưng khó có thể mở rộng

Đức Nguyễn

Đức Nguyễn

FX Strategist

11:56 22/11/2023

Tuần trước, trưởng bộ phận thông tin thị trường của JPMorgan, Andrew Tyler, đã tham vấn cùng John Schlegel, trưởng bộ phận thông tin vị thế toàn cầu của JPMorgan

Không nằm ngoài dự đoán, bộ đôi này đã nhận được nhiều câu hỏi tập trung vào (i) liệu pha phục hồi hiện tại này có bền vững không?; (ii) liệu ta có thấy pha phục hồi mở rộng hơn hay không; (iii) triển vọng vĩ mô ra sao và tại sao các nhà kinh tế đang có quan điểm xung đột với các chuyên gia vi mô, bao gồm cả định hướng về thu nhập (như chiến lược gia trưởng Kolanovic của JPMorgan lúc nào cũng khác quan điểm với Tyler); và (iv) tình hình Mỹ so với phần còn lại của thế giới. Trong một ghi chú được Tyler công bố, trader này đã chia sẻ một số suy nghĩ.

Đà tăng hiện tại có bền vững? "Có," Tyler nghĩ vậy. Các xúc tác ngắn hạn chủ yếu liên quan đến vĩ mô hoặc nhóm công nghệ. Với cả 2, thị trường đang nhận được dữ liệu ủng hộ câu chuyện tăng trưởng mà không có lạm phát, kịch bản “không hạ cánh”; và xúc tác công nghệ có thể hâm nóng lại cơn sốt AI và đà tăng như mùa hè, với S&P 500 tăng 11.5% nhờ 2 báo cáo kinh doanh của Nvidia. Nasdaq 100 tăng 15.8%, Russell 2000 tăng 13.4% và ETF ARKK tăng 27.9%. Nhóm yếu nhất là y tế (+4.0%), tiêu dùng thiết yếu (+3.4%) và tiện ích (+2.9%).

Đà phục hồi có tiềm năng mở rộng không? Trong ngắn hạn, có lẽ là không. Dòng tiền sau báo cáo CPI ghi nhận pha tăng gần như đến từ hoạt động short covering. Ghi chú của Schlegel cũng khớp với các cuộc trò chuyện gần đây với khách hàng: họ thừa nhận rằng quan điểm đánh xuống không ra kết quả, nhưng hành động giá thị trường gần đây không phản ánh quan điểm cấu trúc của họ về thị trường. Nói cách khác, nhiều nhà đầu tư tin rằng suy thoái đang đến và mất càng lâu để đến thì sẽ càng nghiêm trọng. Hơn nữa, đường cong lợi suất đảo ngược là một tín hiệu quá mạnh để có thể bỏ qua. Các nhà đầu tư cá nhân có thể đang trở lại thị trường do JPMorgan ghi nhận khoảng 1.5 tỷ USD vị thế mua so với mức trung bình một tháng là 385 triệu USD, độ lệch tới 2.6 z-score. Các nhà đầu tư cá nhân thường đánh theo động lượng, trong trường hợp này là cổ phiếu công nghệ. Về lâu dài, ta cần thấy một sự thay đổi trong câu chuyện thị trường, không chỉ việc hạ cánh mềm trở thành kỳ vọng chung mà chu kỳ kinh doanh hiện tại còn dư địa kéo dài. Đây có vẻ là một pha đường cong lợi suất bình thường trở lại và giảm, chênh lệch lợi suất 2-10 năm dương trở lại (hiện ở mức -49bp so với -108bp vào ngày 8/3/2023) và nhà đầu tư cá nhân sẽ trở lại các nhóm ngành mang tính chu kỳ. Quan điểm này sẽ cần được xác nhận bởi mùa báo cáo tài chính tiếp theo phản ánh tăng trưởng cải thiện và định hướng tương lai tích cực hơn.

Triển vọng vĩ mô: Quan điểm của Tyler là người tiêu dùng đang ở trạng thái tốt hơn so với những gì thị trường nhận định và nếu xu hướng giảm phát vẫn tiếp tục, ta sẽ chứng kiến tăng trưởng trên xu hướng. Tăng trưởng GDP thực 5% trong quý III cao hơn bất kỳ dự báo nào nhưng với nền kinh tế 27 nghìn tỷ USD tăng trưởng danh nghĩa ở mức 8%, sự hạ nhiệt về xu hướng có thể mất nhiều thời gian hơn thị trường mong đợi. Theo hướng đó, chuyên gia kinh tế Michael Feroli của JPMorgan đã nâng ước tính tăng trưởng GDP của mình trong quý IV/2023 (từ 1.5% lên 2.0%) và quý I/2024 (từ 0.5% lên 0.9%). Tăng trưởng GDP danh nghĩa cao hơn cũng sẽ thúc đẩy lợi nhuận doanh nghiệp, giữ tỷ lệ thất nghiệp không tăng đột biến, điều sẽ không gây ra lạm phát nếu Mỹ duy trì được tăng trưởng năng suất. Feroli cũng dự báo lãi suất giảm 100 điểm cơ bản trong nửa đầu năm 2024 khi PCE lõi giảm xuống dưới 2.5% và tăng trưởng chậm hơn.

Mỹ so với phần còn lại của thế giới: Các cuộc trò chuyện với khách hàng tiết lộ kỳ vọng rằng Mỹ vẫn sẽ là đầu tàu tăng trưởng, tiếp theo là châu Á - Thái Bình Dương và sau đó là EU/Anh; nhưng hiệu suất chứng khoán châu u đã tốt hơn dự kiến bất chấp chênh lệch về tăng trưởng kinh tế. Nhiều nhà đầu tư cho rằng điều này đến từ góc độ đầu tư giá trị tại châu u, một tương quan có thể suy yếu khi lợi suất giảm. Một điểm khác của quan điểm này là Trung Quốc quyết định làm gì với gói kích thích. Có vẻ thị trường đang kỳ vọng rằng các biện pháp hiện tại của Trung Quốc không đủ mạnh để tạo ra một môi trường mà chứng khoán Trung Quốc vượt trội so với Mỹ hay các thị trường phát triển. Nhiều nhà đầu tư kỳ vọng sẽ có thêm những nỗ lực kích thích, những cũng sẽ chỉ là kích thích từng phần thay vì một phát to như Mỹ áp dụng trong năm đầu tiên của đại dịch COVID.

ZeroHedge

Broker listing

Cùng chuyên mục

Giá vàng liệu có còn mối tương quan nghịch đảo với lợi suất thực?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Giá vàng liệu có còn mối tương quan nghịch đảo với lợi suất thực?

Nổi tiếng với vai trò là bảo hiểm trước sự bất ổn kinh tế và lạm phát, vàng từ lâu đã thu hút các nhà đầu tư. Một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến giá vàng là mối quan hệ giữa lợi suất thực và lạm phát. Về lâu dài, vàng đã bảo vệ người ta khỏi những tác động của lạm phát và vẫn đang là một công cụ đa dạng hóa mạnh mẽ trong danh mục đầu tư.
Theo dấu dòng tiền: Nguồn vốn FDI "Made in China" đạt đỉnh 8 năm. Vốn chảy vào đâu và mục đích thật sự là gì?
Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

Theo dấu dòng tiền: Nguồn vốn FDI "Made in China" đạt đỉnh 8 năm. Vốn chảy vào đâu và mục đích thật sự là gì?

Đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc đang trên đà đạt mức cao nhất trong 8 năm qua, khi các tập đoàn lớn của nước này đẩy mạnh xây dựng nhà máy ở nước ngoài. Sự thay đổi này có thể góp phần xoa dịu những lời chỉ trích về chiến lược xuất khẩu ồ ạt của Bắc Kinh.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ