Goldman Sachs: Biến chủng Delta đe dọa kinh tế Đông Nam Á

Goldman Sachs: Biến chủng Delta đe dọa kinh tế Đông Nam Á

16:52 16/07/2021

Goldman Sachs hạ dự báo tăng trưởng năm 2021 với nhiều nền kinh tế lớn ở Đông Nam Á trong bối cảnh khu vực này phải đối mặt với làn sóng ca nhiễm Covid-19.

Đà lây lan của biến chủng Delta đẩy số ca nhiễm Covid-19 mới hàng ngày lên kỷ lục tại Indonesia, Malaysia và Thái Lan những tuần gần đây. Diễn biến này khiến Indonesia, Thái Lan thắt chặt hạn chế xã hội, Malaysia gia hạn thời gian phong tỏa, các kinh tế gia tại Goldman Sachs nhận định.

Tại Philippines, Covid-19 lây lan dẫn khiến việc nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội “khó thực hiện” hơn năm nay.

Dự báo tăng trưởng của Goldman Sachs đối với một số quốc gia Đông Nam Á.

Goldman Sachs hạ dự báo tăng trưởng hơn 100 điểm cơ bản với Indonesia, Malaysia và Philippines. Singapore và Thái Lan ghi nhận mức hạ thấp hơn.

Tốc độ tiêm chủng chậm lại

Tốc độ lây nhiễm Covid-19 tại Đông Nam Á gia tăng trong bối cảnh tiến độ tiêm chủng ở khu vực – ngoại trừ Singapore – còn tụt lại sau nhiều quốc gia như Anh và Mỹ.

Singapore nằm trong nhóm có tốc độ tiêm chủng nhanh nhất toàn cầu với 41% dân số đã được tiêm đủ số mũi cần thiết, theo số liệu gần nhất từ Our World in Data. Tỷ lệ này ở những nước khác thấp hơn đáng kể, như Malaysia là 12,4%, Indonesia là 5,7% còn Thái Lan và Philippines đều chưa đạt 5%.

Diễn biến số ca nhiễm mới trung bình 7 ngày tại một số quốc gia Đông Nam Á.

Singapore thắt chặt các biện pháp giãn cách xã hội từ đầu tháng 5 và bắt đầu nới lỏng trong tháng 6. Các kinh tế gia tại Goldman Sachs dự báo Malaysia sẽ là quốc gia làm vậy trong quý IV. Những nền kinh tế Đông Nam Á khác phải chờ sang nửa đầu năm 2022.

Theo Goldman Sachs, tăng trưởng kinh tế toàn cầu mạnh hơn sẽ giúp những nền kinh tế với thương mại chiếm tỷ trọng lớn như Singapore và Malaysia hưởng lợi nhiều nhất. Malaysia, quốc gia xuất khẩu ròng hàng hóa, còn hưởng lợi từ xu hướng giá hàng hóa tăng.

Trong khi đó, “nhạy cảm nhiều với những lĩnh vực như du lịch, ít nhạy cảm với thương mại toàn cầu và có chính sách hỗ trợ hạn chế sẽ đẩy tăng trưởng thấp dần tại Indonesia và Thái Lan, khiến Philippines khó tăng trưởng hơn chúng tôi dự báo trước đây”.

Link gốc tại đây.

NDH tổng hợp theo CNBC

Broker listing

Cùng chuyên mục

Giá vàng liệu có còn mối tương quan nghịch đảo với lợi suất thực?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Giá vàng liệu có còn mối tương quan nghịch đảo với lợi suất thực?

Nổi tiếng với vai trò là bảo hiểm trước sự bất ổn kinh tế và lạm phát, vàng từ lâu đã thu hút các nhà đầu tư. Một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến giá vàng là mối quan hệ giữa lợi suất thực và lạm phát. Về lâu dài, vàng đã bảo vệ người ta khỏi những tác động của lạm phát và vẫn đang là một công cụ đa dạng hóa mạnh mẽ trong danh mục đầu tư.
Theo dấu dòng tiền: Nguồn vốn FDI "Made in China" đạt đỉnh 8 năm. Vốn chảy vào đâu và mục đích thật sự là gì?
Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

Theo dấu dòng tiền: Nguồn vốn FDI "Made in China" đạt đỉnh 8 năm. Vốn chảy vào đâu và mục đích thật sự là gì?

Đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc đang trên đà đạt mức cao nhất trong 8 năm qua, khi các tập đoàn lớn của nước này đẩy mạnh xây dựng nhà máy ở nước ngoài. Sự thay đổi này có thể góp phần xoa dịu những lời chỉ trích về chiến lược xuất khẩu ồ ạt của Bắc Kinh.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ