Giá dầu thẳng tiến tới kháng cự thời thương chiến Mỹ Trung, và sẽ không dễ dừng lại

Giá dầu thẳng tiến tới kháng cự thời thương chiến Mỹ Trung, và sẽ không dễ dừng lại

19:30 10/02/2021

Giá dầu Brent giao dịch trên 60 USD/thùng khiến các nhà giao dịch lo lắng về một đợt điều chỉnh của giá dầu thô.

Việc giá dầu kiểm tra ngưỡng kháng cự cũ có thể khiến các nhà giao dịch lo lắng về một đợt điều chỉnh, nhưng nếu sự hồi phục của "reflation trade" vẫn còn động lực, dầu vẫn còn khả năng tiếp tục tăng, và điều này có thể làm gián đoạn mối liên hệ giữa giá cả và cung cầu của tài sản cơ sở.

Không giống như những gì chúng ta đã thấy trong Quý 4 năm 2019, sau khi chính quyền Trump và Trung Quốc đồng ý với các điều khoản về thỏa thuận thương mại giai đoạn một, trong 3 tháng tiếp theo, giá dầu thô tăng 8 USD/thùng (một động thái mạnh mẽ theo các tiêu chuẩn trước đại dịch) ngay cả khi sự đồng thuận cho biết thị trường đang dư cung và các máy khoan dầu đá phiến tiếp tục khoan khai thác. Lưu ý thêm một điều nữa, đó là cổ phiếu và trái phiếu cũng tăng.

Giá dầu thô kiểm tra lại ngưỡng kháng cự kể từ thương chiến Mỹ Trung

Quay trở lại giai đoạn hiện tại, một lần nữa chúng tôi đang tự hỏi liệu có đủ nhu cầu cầu hay nguồn cung đủ ít để thoả mãn mức giá 60 USD/thùng ? Trong thời kỳ căng thẳng thương mại, hợp đồng tương lai dầu thô có thể giảm xuống phạm vi 56-60 USD/thùng nếu gặp các thông tin tiêu cực.

Làn sóng "reflation trade" khó có khả năng chậm lại trong tương lai gần, đặc biệt là khi thị trường chứng khoán mở rộng, chênh lệch lợi suất tiếp tục thu hẹp trong khi tiền được bơm liên tục vào nền kinh tế. Và với việc các nhà đầu tư đang tìm kiếm lợi nhuận từ các tài sản có tính đầu cơ cao như Bitcoin, thị trường dầu mỏ cũng đang chứng kiến những dòng tiền quá lớn.

Đồng nghiệp của tôi, Javier Blas đã chỉ ra rằng đây là sự khởi đầu tốt nhất trong một năm kể từ khi hợp đồng tương lai dầu Brent ra mắt cách đây hơn 30 năm. Trong khi đó, các nhà sản xuất dầu trong và ngoài nước đang gặp khó khăn. Vì vậy, sự gia tăng của của giá dầu thô sẽ làm tăng cám dỗ cho việc tăng nguồn cung. Ngay cả Iran dự kiến cũng sẽ cung cấp thêm dầu trong nửa cuối năm nay. Nếu khối lượng tiếp tục được gia tăng, mức 60USD/thùng sẽ trở thành dĩ vãng.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Khủng hoảng thuế quan thời Trump: Ngòi nổ chưa tắt, rủi ro vẫn âm ỉ
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Khủng hoảng thuế quan thời Trump: Ngòi nổ chưa tắt, rủi ro vẫn âm ỉ

Thị trường tài chính Mỹ đã có một nhịp bật mạnh khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố tạm hoãn triển khai mức thuế quan đối ứng đối với phần lớn các đối tác thương mại – chỉ số S&P 500 tăng tới 9.5%. Tuy nhiên, niềm hân hoan đó không kéo dài lâu: ngay ngày hôm sau, S&P đã điều chỉnh giảm 3.5%, và có lẽ sẽ còn giảm thêm nữa.
Brexit: Hào quang thoáng qua trong cơn giông
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Brexit: Hào quang thoáng qua trong cơn giông

Những lợi ích thương mại ngắn hạn mà Brexiters tung hô chỉ là ảo ảnh trong bối cảnh thiệt hại kinh tế ngày càng rõ rệt. Chính sách thương mại của Trump đang đẩy Anh quay lại gần EU, dù nước này vẫn chưa thoát khỏi những hệ lụy lâu dài do rời khối.
Thị trường chứng khoán Trung Quốc: Thước đo sức ép từ cuộc chiến thuế quan
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Thị trường chứng khoán Trung Quốc: Thước đo sức ép từ cuộc chiến thuế quan

Trong khi làn sóng lạc quan tràn ngập các thị trường tài chính toàn cầu sau động thái bất ngờ của Tổng thống Mỹ Donald Trump — tạm thời hạ nhiệt cuộc chiến thuế quan mà ông đã châm ngòi — thì Trung Quốc lại phản ứng một cách đầy dè dặt. Nếu phần lớn các nền kinh tế châu Á ăn mừng với mức tăng bùng nổ của thị trường chứng khoán, thì thị trường đại lục lại chỉ nhích nhẹ, bất chấp nỗ lực can thiệp rõ ràng từ Bắc Kinh.
Việt Nam và Đông Nam Á bị “vạ lây” từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Việt Nam và Đông Nam Á bị “vạ lây” từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung

Sau nhiều năm hưởng lợi với vai trò là các trung tâm sản xuất chi phí thấp phục vụ xuất khẩu sang Mỹ, các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á hiện đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi làn sóng áp thuế của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump và các biện pháp trả đũa từ Trung Quốc.
Cuộc chia tay nghìn tỷ: Thương chiến Mỹ - Trung bước vào giai đoạn không khoan nhượng
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Cuộc chia tay nghìn tỷ: Thương chiến Mỹ - Trung bước vào giai đoạn không khoan nhượng

Mỹ giữ mức thuế hơn 100% với hàng hóa Trung Quốc, khiến doanh nghiệp xuất khẩu Trung buộc phải tăng giá, rút khỏi thị trường Mỹ hoặc tìm cách lách luật. Bắc Kinh đáp trả bằng đòn thuế nặng, để đồng nhân dân tệ giảm giá và tăng cường ngoại giao với châu Á - châu Âu. Căng thẳng leo thang khiến thị trường toàn cầu chao đảo, đánh dấu bước ngoặt trong quá trình tách rời kinh tế giữa hai siêu cường.