Giá dầu tăng sau khi Trung Quốc nới lỏng các biện pháp kiềm chế Covid

Giá dầu tăng sau khi Trung Quốc nới lỏng các biện pháp kiềm chế Covid

18:54 05/12/2022

Thị trường dầu mỏ mở đầu tuần mới thuận lợi với nhiều tin tức tích cực

Trung Quốc tiếp tục nới lỏng chính sách Zero Covid; Các biện pháp trừng phạt của EU đối với dầu thô của Nga và việc áp trần đã có hiệu lực; và mặc dù OPEC+ không điều chỉnh nguồn cung vào cuối tuần, nhưng đã có những kỳ vọng tích cực về quý I. Giá dầu Brent đã cao hơn 2% vào đầu ngày thứ Hai và có khả năng sẽ tăng cao hơn nữa.

Trung Quốc là nước nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới và việc nới lỏng các hạn chế sau khi người dân biểu tình ở các thành phố lớn là một điều tích cực đối với nhu cầu tiêu dùng. Sự thay đổi diễn ra nhanh chóng: hồi tháng 10, Chủ tịch Tập Cận Bình đã đánh tiếng sẽ không điều chỉnh các biện pháp chống Covid, nhưng giờ đây các quy định đang được nới lỏng ở Thượng Hải và các trung tâm khác. Nếu xu hướng này tiếp tục, đó là dấu hiệu tốt cho nhu cầu dầu mỏ trong Quý I.

Lệnh cấm của EU đối với dầu thô vận chuyển bằng đường biển từ Moscow có hiệu lực vào thứ Hai, cũng như mức giá trần 60 USD/thùng. Mặc dù mức này cao hơn giá dầu thô Urals của Nga đang được giao dịch - do đó không làm giảm khối lượng xuất khẩu từ các mỏ phía tây của quốc gia này - nhưng vẫn thấp hơn giá ESPO, loại dầu được ưa chuộng ở châu Á. Nga có khả năng cắt giảm sản lượng một lần nữa.

Mặc dù thị trường toàn cầu biến động liên tục, OPEC+ chưa đưa ra thông tin gì về vấn đề sản lượng sản xuất. Nhưng Ủy ban kinh tế - cơ quan tư vấn kinh tế và kỹ thuật của tổ chức - cho biết rằng nhu cầu hàng ngày đối với dầu thô của OPEC sẽ tăng thêm 390,000 thùng trong quý I/2023, lên mức trung bình 29.31 triệu thùng khi mức tiêu thụ toàn cầu tăng lên. Con số này là trên mức sản xuất hiện tại sau quyết định cắt giảm trước đó.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Giá vàng liệu có còn mối tương quan nghịch đảo với lợi suất thực?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Giá vàng liệu có còn mối tương quan nghịch đảo với lợi suất thực?

Nổi tiếng với vai trò là bảo hiểm trước sự bất ổn kinh tế và lạm phát, vàng từ lâu đã thu hút các nhà đầu tư. Một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến giá vàng là mối quan hệ giữa lợi suất thực và lạm phát. Về lâu dài, vàng đã bảo vệ người ta khỏi những tác động của lạm phát và vẫn đang là một công cụ đa dạng hóa mạnh mẽ trong danh mục đầu tư.
Theo dấu dòng tiền: Nguồn vốn FDI "Made in China" đạt đỉnh 8 năm. Vốn chảy vào đâu và mục đích thật sự là gì?
Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

Theo dấu dòng tiền: Nguồn vốn FDI "Made in China" đạt đỉnh 8 năm. Vốn chảy vào đâu và mục đích thật sự là gì?

Đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc đang trên đà đạt mức cao nhất trong 8 năm qua, khi các tập đoàn lớn của nước này đẩy mạnh xây dựng nhà máy ở nước ngoài. Sự thay đổi này có thể góp phần xoa dịu những lời chỉ trích về chiến lược xuất khẩu ồ ạt của Bắc Kinh.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ