Fed có thực sự đang đi đúng hướng?

Fed có thực sự đang đi đúng hướng?

Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

13:34 27/03/2024

Nếu nền kinh tế đang hoạt động tốt với mức lãi suất hiện tại thì tại sao lại hạ thấp chúng?

Chủ tịch Powell đã nói rõ rằng Fed đang dần có đủ tự tin để bắt đầu cắt giảm lãi suất. Tại cuộc họp báo tuần trước, ông đã nhắc lại rằng nếu nền kinh tế phát triển tích cực như mong đợi, thì việc bắt đầu nới lỏng chính sách vào năm nay là phù hợp.

Đánh giá của Powell đã được các thành viên của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang tán thành. Trong các dự báo kinh tế mới nhất của họ, kỳ vọng trung bình của các thành viên là lãi suất sẽ giảm từ mức 5.25-5.50% xuống còn 4.60% vào cuối năm nay.

Trong cuộc họp báo, Powell thừa nhận nền kinh tế đang hoạt động tốt và thị trường lao động vẫn thắt chặt. Ngoài ra, lạm phát đã giảm đáng kể kể từ mùa hè năm ngoái. Điều này đặt ra một câu hỏi quan trọng: nếu nền kinh tế đang hoạt động tốt với mức lãi suất hiện tại thì tại sao phải hạ thấp chúng?

Powell cho rằng nếu lạm phát tiếp tục ở mức vừa phải, họ sẽ phải hạ lãi suất để nó không trở nên quá thắt chặt và gây ra suy thoái kinh tế. Nếu lạm phát giảm xuống 2.0% và lãi suất vẫn ở mức 5.25% thì lãi suất thực sẽ là 3.25%. Lịch sử cho thấy rằng một số cuộc suy thoái trước đó đã xảy ra sau khi lãi suất thực tăng trên 3.0%.

Tuy nhiên, việc áp dụng khái niệm lãi suất thực để quản lý chính sách tiền tệ thường không thực tế. Thật khó để tin rằng lãi suất thực có thể ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế và tài chính trong nước.

Đúng là lãi suất có thể ảnh hưởng đến lợi suất trái phiếu. Tuy nhiên việc duy trì một mức lãi suất gần với mức "trung lập" cũng sẽ tạo ra điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển ổn định của nền kinh tế. Mức lãi suất hiện tại của Mỹ có thể coi là "trung lập" vì kinh tế vẫn đang tăng trưởng ổn định trong khi lạm phát vẫn ở mức vừa phải.

Theo bản tóm tắt dự báo kinh tế mới nhất của Fed, lãi suất danh nghĩa trong dài hạn sẽ giảm xuống 2.6% khi lạm phát được kiểm soát ổn định ở mức 2.0%. Điều này có nghĩa là lãi suất thực sẽ phải ở mức 0.6% để có thể đạt được sự hài hòa kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tăng việc làm vững chắc.

Tuy nhiên, lịch sử cho thấy, kể từ những năm 1960, những cuộc suy thoái đều do việc thắt chặt chính sách tiền tệ đến khi nó gây ra một cuộc khủng hoảng tài chính, sau đó dẫn đến khủng hoảng tín dụng và cuối cùng gây ra suy thoái kinh tế, chứ không phải do lãi suất thực quá cao.

Trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, Fed đã nhanh chóng thiết lập các chương trình cho vay khẩn cấp. Họ cũng đá áp dụng điều này để đối phó với thời kỳ phong tỏa do đại dịch, kết quả là cuộc suy thoái do Covid chỉ kéo dài hai tháng. Khi cuộc khủng hoảng ngân hàng bùng phát vào tháng 3 năm ngoái, Fed cũng đã kịp thời thiết lập các chương trình này và đã tránh được sự suy thoái.

Nếu Fed có thể tiếp tục quản lý các cuộc khủng hoảng tài chính và khủng hoảng tín dụng thì sẽ có ít nguy cơ suy thoái kinh tế trong các chu kỳ thắt chặt tiền tệ. Đây cũng là một trong những lý do chính giúp kinh tế Mỹ tiếp tục tăng trưởng trong hai năm qua dù chính sách tiền tệ bị thắt chặt đáng kể.

Theo giả thuyết của Milton Friedman về các tác động của chính sách tiền tệ trong dài hạn, Fed nên sớm bắt đầu hạ lãi suất để bù đắp tác động của việc thắt chặt tiền tệ trong hai năm qua. Nhưng nếu khủng hoảng tài chính là nguy cơ chính dẫn đến suy thoái thì thay vì giả thuyết của Friedman, Fed có thể cần tập trung nhiều hơn vào chu kỳ tín dụng trước khi quyết định mức lãi suất. Nguy cơ hình thành bong bóng đầu cơ đã tăng vọt lên mức cao kỷ lục đối với cổ phiếu, vàng, bitcoin và nhà ở. Liệu Fed có thực sự đang đi đúng hướng?

Financial Times

Broker listing

Cùng chuyên mục

Giá vàng liệu có còn mối tương quan nghịch đảo với lợi suất thực?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Giá vàng liệu có còn mối tương quan nghịch đảo với lợi suất thực?

Nổi tiếng với vai trò là bảo hiểm trước sự bất ổn kinh tế và lạm phát, vàng từ lâu đã thu hút các nhà đầu tư. Một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến giá vàng là mối quan hệ giữa lợi suất thực và lạm phát. Về lâu dài, vàng đã bảo vệ người ta khỏi những tác động của lạm phát và vẫn đang là một công cụ đa dạng hóa mạnh mẽ trong danh mục đầu tư.
Theo dấu dòng tiền: Nguồn vốn FDI "Made in China" đạt đỉnh 8 năm. Vốn chảy vào đâu và mục đích thật sự là gì?
Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

Theo dấu dòng tiền: Nguồn vốn FDI "Made in China" đạt đỉnh 8 năm. Vốn chảy vào đâu và mục đích thật sự là gì?

Đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc đang trên đà đạt mức cao nhất trong 8 năm qua, khi các tập đoàn lớn của nước này đẩy mạnh xây dựng nhà máy ở nước ngoài. Sự thay đổi này có thể góp phần xoa dịu những lời chỉ trích về chiến lược xuất khẩu ồ ạt của Bắc Kinh.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ