Dữ liệu PMI đang vẽ nên một bức tranh khác về nền kinh tế toàn cầu!

Dữ liệu PMI đang vẽ nên một bức tranh khác về nền kinh tế toàn cầu!

21:34 25/10/2020

Bình luận của Kathy Lien về diễn biến và xu hướng của các đồng tiền chính

Hôm thứ Năm, chúng tôi đã đưa ra ba yếu tố chính có thể ảnh hưởng đến thị trường tiền tệ - Cuộc bầu cử, đàm phán kích thích tài khoá và dữ liệu kinh tế. Hóa ra, dữ liệu kinh tế lại là động lực chính cho biến động của thị trường FX vào thứ Sáu. Đồng USD giảm so với hầu hết các loại tiền tệ chính, ngoại trừ đồng Bảng Anh trong nhóm G-7 trong phiên cuối tuần. Dữ liệu PMI là trọng tâm chính và gây ngạc nhiên cho giới đầu tư khi hoạt động kinh tế không chậm lại nhiều như dự báo ở hầu hết các quốc gia trong tháng 10.

Sự cải thiện đã được quan sát thấy trong chỉ số PMI sản xuất của Đức, giúp bù đắp sự suy giảm trong lĩnh vực dịch vụ. Bên cạnh đó, hoạt động dịch vụ và sản xuất mở rộng với tốc độ nhanh hơn ở Mỹ và ở Úc, tốc độ tăng trưởng dịch vụ nhanh hơn bù đắp cho sự suy giảm trong lĩnh vực sản xuất, cho phép chỉ số tổng hợp tăng. Tuy nhiên, không phải tất cả các tin đều tốt - tại Nhật Bản, chỉ số PMI sản xuất tăng trong khi chỉ số PMI khu vực dịch vụ giảm. Ở Anh, hoạt động dịch vụ và sản xuất đều chậm lại. Những báo cáo này rất quan trọng vì chúng cho chúng ta biết mức độ thiệt hại của làn sóng Covid-19 thứ hai đối với các nền kinh tế lớn tại các khu vực khác nhau.

Với các cuộc họp chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương sẽ bắt đầu vào tuần tới, các báo cáo này có thể ảnh hưởng đến hướng dẫn chính sách ngay lập tức. Cụ thể hơn, mọi con mắt sẽ đổ dồn vào Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) vì họ được cho là sẽ nới lỏng chính sách tiền tệ trước khi kết thúc năm nay. Mặc dù chỉ số PMI tổng hợp của Khu vực đồng tiền chung cho thấy sự thu hẹp trở lại, nhưng sự bất ngờ tăng lên trong số liệu tổng hợp nhanh và PMI sản xuất đủ tốt để đồng Euro xóa bỏ đà mất giá hôm thứ Năm. Tỷ giá EUR/USD không chỉ đóng cửa ở mức cao nhất trong 1 tháng mà còn là đồng tiền mạnh nhất vào thứ Sáu. Tuy nhiên, giới đầu tư sẽ tiếp tục lo ngại về việc đại dịch đang nhanh chóng vượt khỏi tầm kiểm soát ở châu Âu. Hiện nay hầu hết các chính phủ đã dừng việc phong toả trên diện rộng, và ưu tiên việc áp đặt các hạn chế và lệnh giới nghiêm theo từng khu vực trong nước. Tuy nhiên, triển vọng về những bình luận theo thiên hướng “bồ câu” (dovish) từ Chủ tịch ECB Lagarde vào thứ Năm tới có thể sẽ làm hạn chế đà tăng của đồng Euro.

Trong khi đó, không có thay đổi nào về chính sách tiền tệ từ Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) và Ngân hàng trung ương Canada (BOC) nhưng BoJ có thể hạ thấp triển vọng kinh tế của mình. Mặc dù doanh số bán lẻ mạnh hơn, nhưng PMI ở Anh yếu hơn dự kiến ​​vẫn tiếp tục khiến Sterling chịu áp lực. Các nhà đầu tư cũng đang ngày càng mệt mỏi với các cuộc đàm phán Brexit và bắt đầu có thiên hướng kỳ vọng vào sự suy yếu đồng Bảng Anh.

Tại Mỹ, Chủ tịch Hạ viện Pelosi giữ hy vọng về gói kích thích khi bà nói rằng một gói hỗ trợ có thể được thông qua trước cuộc bầu cử nếu Tổng thống Trump ủng hộ nó. Tuy nhiên, thị trường chứng khoán vẫn phần nào chịu áp lực khi Bộ trưởng Tài chính Mnuchin cho biết vẫn có “sự khác biệt đáng kể”. Trên thực tế, đồng hồ đang đếm ngược và với việc Trump đang bị dẫn trước trong các cuộc thăm dò, Pelosi có thể sẽ không quá mong muốn đạt được một thỏa thuận trước cuộc bầu cử. Các nhà giao dịch cổ phiếu vẫn rất nhạy cảm với các tiêu đề kích thích tài khoá nhưng các nhà giao dịch ngoại hối đã trở nên “tê liệt” hơn. Giống như châu Âu, các ca nhiễm virus đang gia tăng nhanh chóng ở Mỹ nhưng các bang đã không áp đặt nhiều hạn chế mới, vốn là chìa khóa cho sự tự tin, chi tiêu và tăng trưởng. Chỉ còn chưa đầy 2 tuần nữa là đến cuộc bầu cử, biến động thị trường có thể lớn hơn bình thường do các nhà đầu tư điều chỉnh lại khẩu vị rủi ro và danh mục đầu tư của họ trước sự kiện lớn này.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Giá vàng liệu có còn mối tương quan nghịch đảo với lợi suất thực?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Giá vàng liệu có còn mối tương quan nghịch đảo với lợi suất thực?

Nổi tiếng với vai trò là bảo hiểm trước sự bất ổn kinh tế và lạm phát, vàng từ lâu đã thu hút các nhà đầu tư. Một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến giá vàng là mối quan hệ giữa lợi suất thực và lạm phát. Về lâu dài, vàng đã bảo vệ người ta khỏi những tác động của lạm phát và vẫn đang là một công cụ đa dạng hóa mạnh mẽ trong danh mục đầu tư.
Theo dấu dòng tiền: Nguồn vốn FDI "Made in China" đạt đỉnh 8 năm. Vốn chảy vào đâu và mục đích thật sự là gì?
Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

Theo dấu dòng tiền: Nguồn vốn FDI "Made in China" đạt đỉnh 8 năm. Vốn chảy vào đâu và mục đích thật sự là gì?

Đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc đang trên đà đạt mức cao nhất trong 8 năm qua, khi các tập đoàn lớn của nước này đẩy mạnh xây dựng nhà máy ở nước ngoài. Sự thay đổi này có thể góp phần xoa dịu những lời chỉ trích về chiến lược xuất khẩu ồ ạt của Bắc Kinh.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ