Dù đang mất giá trầm trọng, JPY rẻ vẫn không thể trở nên hấp dẫn!

Dù đang mất giá trầm trọng, JPY rẻ vẫn không thể trở nên hấp dẫn!

10:42 07/09/2022

Hiện tại USD/JPY đang tăng mạnh do hoạt động đầu cơ, nhưng các yếu tố cơ bản vẫn đang không ủng hộ đồng Yên.

Chính sách tiền tệ, tăng trưởng chậm, sự phụ thuộc vào nhập khẩu năng lượng và khoản nợ chính phủ khổng lồ là 4 lý do khiến đồng yên mất giá đáng kể vào năm 2022. Tất cả bốn lý do đó vẫn còn đó, không thay đổi dù USDJPY đã tăng 14%. Nhưng điều tồi tệ hơn là cách duy nhất để đồng yên duy trì đà tăng là một cú sốc tăng trưởng toàn cầu khiến giá dầu lao dốc. Điều đó có thể đã xảy ra vào tháng 7, nhưng dữ liệu mới nhất một lần nữa nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ vẫn chưa tiến gần đến suy thoái. Do cuộc khủng hoảng năng lượng, kỳ vọng JPY suy yếu đang gia tăng trước nỗi lo lạm phát.

Đồng yên không phải là tài sản trú ẩn cho nỗi lo lạm phát. Nghiêm trọng hơn, Nhật Bản cũng đang đối diện với ​​lạm phát, và BOJ vẫn đang giữ nguyên chính sách tiền tệ siêu nới lỏng. Các nhà kinh tế cuối cùng cũng bắt đầu tin rằng lạm phát Nhật Bản sẽ vượt mục tiêu: dự báo lạm phát CPI sẽ đạt 2.1% năm 2022.

Trên hết, Yên là đồng tiền duy nhất còn lại trên thế giới có lợi suất âm - các trader đang được thêm tiền khi vay đồng Yên, rồi bán đồng Yên! Chính sách thay đổi có thể gây những khó khăn nhất định, nhưng với JPY, mọi thứ vẫn như ngày nào.

Tại một số thời điểm, BOJ sẽ buộc phải từ bỏ, nhưng với dữ liệu mới nhất, từ thu nhập, PMI dịch vụ, doanh số bán xe, tới xây dựng nhà ở hay niềm tin của người tiêu dùng, BoJ có vẻ sẽ muốn thấy lạm phát trên mục tiêu bền vững hơn.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Tỷ lệ thất nghiệp Mỹ thấp kỷ lục, nhưng vì sao người lao động vẫn chán nản?

Tỷ lệ thất nghiệp Mỹ thấp kỷ lục, nhưng vì sao người lao động vẫn chán nản?

Tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ vừa giảm xuống 4.1% – một con số tưởng chừng lý tưởng để ăn mừng trong ngày Quốc khánh. Thế nhưng, đằng sau con số đẹp ấy là một thực tế ảm đạm: ngày càng nhiều người lao động, đặc biệt là giới trẻ và người nhập cư, đang rời khỏi lực lượng lao động vì mất niềm tin vào khả năng tìm được việc làm. Liệu thị trường việc làm Mỹ có đang "đẹp bề ngoài, rối bời bên trong"?
Nhận định USD/JPY và AUD/USD: Chi tiêu hộ gia đình và động thái Fed là tâm điểm

Nhận định USD/JPY và AUD/USD: Chi tiêu hộ gia đình và động thái Fed là tâm điểm

Dự báo chi tiêu hộ gia đình Nhật Bản sẽ tăng 1.2% vào tháng 5; sự phục hồi có thể gây áp lực lên cặp USD/JPY thông qua các tín hiệu hawkish của BoJ. Triển vọng AUD/USD phụ thuộc vào chi tiêu hộ gia đình của Úc và chính sách của RBA; dữ liệu lạc quan có thể nâng giá đồng AUD. Những người phát ngôn của Fed có thể thay đổi tỷ giá USD/JPY và AUD/USD bằng cách ra tín hiệu về thời điểm cắt giảm lãi suất.
Kinh tế Trung Quốc: GDP tăng hay giảm không còn nói lên tất cả

Kinh tế Trung Quốc: GDP tăng hay giảm không còn nói lên tất cả

Các số liệu mới cho thấy nền kinh tế Trung Quốc đang có dấu hiệu khởi sắc trở lại, nhưng liệu điều đó có thực sự đáng mừng như những con số GDP thể hiện? Trong bối cảnh thế giới vẫn đang chật vật vì tăng trưởng chậm và căng thẳng thương mại, đã đến lúc nhìn nhận lại: GDP không còn phản ánh đầy đủ sức khỏe kinh tế, đặc biệt là với một quốc gia nhiều biến số như Trung Quốc.
Dự luật "đẹp đẽ" của Trump: Lấy của người nghèo, tặng cho người giàu
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Dự luật "đẹp đẽ" của Trump: Lấy của người nghèo, tặng cho người giàu

Dự luật ngân sách mới của Donald Trump – được ông gọi là “dự luật lớn đẹp đẽ” – đang gây tranh cãi dữ dội vì bản chất tái phân phối ngược: cắt giảm phúc lợi cho người nghèo để giảm thuế cho người giàu. Không chỉ đi ngược lại các cam kết tranh cử của chính Trump, dự luật này còn khiến nhiều nghị sĩ Cộng hoà đối mặt nguy cơ mất ghế trong kỳ bầu cử sắp tới.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ