Đồng Yên bất ngờ "lột xác": Liệu rằng Nhật Bản âm thầm tung đòn can thiệp thị trường lần đầu tiên sau 2 năm?

Đồng Yên bất ngờ "lột xác": Liệu rằng Nhật Bản âm thầm tung đòn can thiệp thị trường lần đầu tiên sau 2 năm?

Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

11:55 01/05/2024

Theo tggBloomberg, nhiều khả năng Nhật Bản đã thực hiện phiên can thiệp tiền tệ đầu tiên kể từ năm 2022 để hỗ trợ đồng Yên vào thứ Hai.

BoJ báo cáo vào thứ Ba rằng tài khoản thanh toán của họ dự kiến sẽ giảm 7.56 nghìn tỷ Yên (tương đương 48.2 tỷ USD) do các yếu tố tài khóa, bao gồm phát hành trái phiếu chính phủ và thuế nộp vào thứ Tư. Con số này lớn hơn nhiều so với mức giảm khoảng 2.1 nghìn tỷ Yên do các nhà môi giới tiền tệ tư nhân ước tính, cho thấy khả năng đã diễn ra hoạt động can thiệp trị giá khoảng 5.5 nghìn tỷ Yên.

USDJPY biến động mạnh, chạm mức 160

"Theo phân tích thay đổi trong tài khoản thanh toán của BoJ, khả năng cao đã có hoạt động can thiệp diễn ra vào ngày 29," ông Teppei Ino, Trưởng bộ phận nghiên cứu thị trường toàn cầu tại MUFG Bank chi nhánh Tokyo, cho biết. "Con số khoảng 5 nghìn tỷ Yên là khớp với dự đoán."

Các công ty nghiên cứu khác cũng đưa ra ước tính của mình về mức giảm tài khoản thanh toán của BoJ. Totan Research dự đoán mức giảm là 2.1 nghìn tỷ Yên do các yếu tố tài khóa như phát hành trái phiếu chính phủ và chi trả thuế. Trong khi đó, Central Tanshi dự báo mức giảm là 2.05 nghìn tỷ Yên.

Phân tích của Bloomberg về hoạt động can thiệp tiền tệ của Nhật Bản chỉ đưa ra con số ước tính thay vì con số chính xác. Tuy nhiên, phương pháp tính toán này đã từng chứng minh được độ chính xác trong quá khứ. Cụ thể, vào tháng 10/2023, khi đồng Yên tăng giá đột ngột trong thị trường biến động, tính toán của Bloomberg đã chỉ ra rằng sự tăng giá này không phải do Nhật Bản can thiệp mua đồng Yên. Ngoài ra, phương pháp này cũng ước tính quy mô can thiệp của Nhật Bản vào ngày 21/10/2022 là khoảng 5.5 nghìn tỷ Yên, và con số chính thức được công bố sau đó gần khớp với dự đoán, ở mức 5.6 nghìn tỷ Yên.

Quan chức tiền tệ hàng đầu Nhật Bản, ông Masato Kanda, tuyên bố vào thứ Ba rằng những biến động tỷ giá hối đoái quá mức do đầu cơ sẽ tác động tiêu cực đến nền kinh tế, và chính quyền sẽ thực hiện các biện pháp thích hợp để đối phó. Tuy nhiên, ông Kanda không xác nhận liệu Nhật Bản có can thiệp vào thị trường ngoại hối vào thứ Hai hay không. Ông cũng cho biết Bộ Tài chính sẽ công bố kết quả các hoạt động can thiệp vào cuối tháng sau.

Các chuyên gia phân tích thị trường cũng đưa ra những đánh giá về khả năng can thiệp của Nhật Bản. Ông Shunsuke Kobayashi, nhà kinh tế trưởng tại Mizuho Securities, cho biết: "Ước tính đơn giản cho thấy quy mô can thiệp gần bằng mức cao nhất trong năm 2022." Ông Kobayashi cũng lưu ý đến những hạn chế của việc Nhật Bản tham gia thị trường: "Có thể nói chính phủ đã phải chi tiền để kéo dài thời gian. Nếu cứ tiếp tục như vậy, thị trường sẽ quen với việc can thiệp và hiệu quả của các lần can thiệp tiếp theo sẽ giảm."

Đồng Yên Nhật Bản đã trải qua một phiên giao dịch đầy biến động vào thứ Hai. USDJPY này chạm mức 160 - mức cao nhất kể từ năm 1990 - trước khi bất ngờ phục hồi mạnh mẽ vào cuối ngày. Sự phục hồi đột ngột này làm dấy lên nghi ngờ rằng Nhật Bản có thể đã quay trở lại thị trường ngoại hối để hỗ trợ đồng nội tệ lần đầu tiên kể từ năm 2022. Kết thúc phiên giao dịch, đồng Yên tăng hơn 2%.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

CEO JPMorgan cảnh báo về nguy cơ xảy ra "đình lạm" trước những tác động khó lường của chính sách QT
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

CEO JPMorgan cảnh báo về nguy cơ xảy ra "đình lạm" trước những tác động khó lường của chính sách QT

Jamie Dimon, CEO của JPMorgan, đã có những chia sẻ thẳng thắn về các vấn đề quan trọng trong buổi gặp mặt với các nhà đầu tư, bao gồm các quy định "đè bẹp" nền kinh tế Mỹ đến rủi ro địa chính trị, lạm phát, thị trường tiềm năng và chính sách tiền tệ.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ