Đà tăng của đồng Euro đang phá bỏ các nỗ lực kích thích lạm phát của ECB

Đà tăng của đồng Euro đang phá bỏ các nỗ lực kích thích lạm phát của ECB

Bảo Chung

Bảo Chung

Currency Analyst

13:51 14/09/2020

Theo chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu Christine Lagarde, đà tăng gần đây của đồng Euro đã ảnh hưởng tiêu cực lên nỗ lực kích thích lạm phát của ECB.

Bà cũng nhắc lại về việc các nhà hoạch định chính sách luôn sẵn sàng điều chỉnh mọi công cụ họ đang sử dụng trong trường hợp cần thiết.

Hội đồng Thống đốc sẽ xem xét một cách thận trọng tác động của mọi dữ liệu kinh tế khu vực Eurozone, bao gồm cả đà tăng của tỷ giá hối đoái, lên triển vọng lạm phát trung hạn, bà cho biết thêm.

“Sẽ không có chỗ cho sự tự thoả mãn khi chúng ta vẫn chưa đạt được mục tiêu ổn định giá cả”, bà Lagarde chia sẻ trong buổi họp của Hội hồng Thống đốc giữa Ngân hàng Trung ương Arab và các cơ quan tiền tệ. “Chính sách tiền tệ sẽ phát huy tác dụng của nó đối với khu vực Eurozone, đúng như những gì đã cam kết.”

Đà tăng gần đây của đồng tiền chung châu Âu lên đỉnh cao nhất 2 năm đã phá bỏ các nỗ lực kích thích lạm phát. Ảnh: Bloomberg.

Những phát biểu gần đây của bà Lagarde cho thấy ECB đang gặp khó khăn khi phải đối mặt với đà tăng mạnh mẽ của đồng Euro lên đỉnh cao nhất trong vòng gần hai năm. Bà phát biểu một cách thận trọng trong buổi họp chính sách hồi thứ Năm tuần trước cũng không thể ngăn chặn đà tăng của đồng Euro. Sau đó một ngày, nhà Kinh tế trưởng Philip Lane bày tỏ quan điểm cứng rắn khi cảnh báo đà tăng năm nay của đồng tiền chung đã ảnh hưởng nhiều tới triển vọng lạm phát trong tương lai.

Thống đốc Olli Rehn của Phần Lan cũng đồng quan điểm khi cho rằng áp lực mà giá các tài sản cơ sở tại khu vực Châu Âu giữ ổn định ở mức thấp, và việc này không đồng nhất với mục tiêu của ECB. Phó Chủ tịch Luis de Guindos cho rằng tỷ giá hối đoái là “một biến số vô cùng quan trọng” khi xét

theo hiệu suất kinh tế vĩ mô, và cho biết sẽ giám sát vô cùng chặt chẽ “biến số” này.

Sự cân bằng mong manh

Những phát ngôn mạnh mẽ đó cho thấy các nhà hoạch định chính sách của ECB đang cố gắng đạt được sự cân bằng tinh tế, giữa việc thể hiện sự quan ngại về đà tăng của Euro nhưng vẫn đồng thời tránh gây hiểu nhầm rằng họ đang cố tình làm suy yếu sức khoẻ của đồng tiền chung.

Hôm qua, Chủ tịch Lagarde cho biết nền kinh tế Eurozone đang có những bước hồi phục mạnh mẽ, nhưng chưa đồng đều, ổn định và hoàn thiện. Những thách thức phục hồi sắp tới sẽ tiếp tục gia tăng áp lực lên giá của các loại tài sản cơ sơ.

Bất chấp các biện pháp kích thích của ECB, bao gồm cả chương trình thu mua tài sản khẩn cấp trị giá 1.35 nghìn tỷ Euro (1.6 triệu USD) PEPP, “các yếu tố khác, ví như đà tăng gần đây của đồng Euro, đã làm giảm đi nhiều ảnh hưởng tích cực của các nỗ lực đó”, bà cho biết. “Áp lực ngắn hạn của Lạm phát sẽ tiếp tục bị khuất phục bởi đà tăng của đồng tiền chung.”

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

Quốc gia nào sẽ là quốc gia cuối cùng thoát khỏi lạm phát?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Quốc gia nào sẽ là quốc gia cuối cùng thoát khỏi lạm phát?

Lạm phát toàn cầu đang có dấu hiệu hạ nhiệt, với mức tăng giá trung bình tại các nước phát triển trong tháng 1 năm 2024 là 5.7% so với cùng kỳ năm ngoái, giảm so với mức đỉnh điểm 10.7% vào cuối năm 2022. Tuy nhiên, tình hình lạm phát ở các quốc gia lại có sự khác biệt đáng kể. Trong khi một số quốc gia đã kiểm soát được, thì một số khác vẫn đang phải vật lộn để kiềm chế đà lạm phát.
JPMorgan: Việc đổ xô vào các cổ phiếu tăng nóng có thể khiến thị trường chứng khoán sụp đổ bất cứ lúc nào
Vân Chi

Vân Chi

Junior Editor

JPMorgan: Việc đổ xô vào các cổ phiếu tăng nóng có thể khiến thị trường chứng khoán sụp đổ bất cứ lúc nào

Điều được quan tâm thị trường chứng khoán hiện tại là, đâu sẽ là dấu hiệu kết thúc của đợt phục hồi kéo dài 5 tháng của chứng khoán Mỹ. Trưởng bộ phận nghiên cứu thị trường chứng khoán Mỹ Dubravko Lakos-Bujas của JPMorgan Chase Co. cho rằng các nhà đầu tư sẽ khó có thể nhận diện mà sẽ bất ngờ khi điều đó xảy ra.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ