CPI bất ngờ giảm mạnh, lạm phát lõi thấp nhất trong hơn 2 năm

CPI bất ngờ giảm mạnh, lạm phát lõi thấp nhất trong hơn 2 năm

Trần Minh Đức

Trần Minh Đức

Junior Analyst

11:10 15/11/2023

Sau hai tháng cao hơn dự kiến (do giá năng lượng tăng cao và phương pháp tính chỉ số chăm sóc sức khỏe thay đổi), CPI toàn phần tháng 10 được dự kiến sẽ chậm lại đáng kể so với tháng trước (từ 3.7% xuống 3.3%) trong khi chỉ số CPI lõi dự kiến sẽ không đổi ở mức 4.1%. Tuy nhiên, dữ liệu CPI thực tế lại khiến thị trường vô cùng ngạc nhiên. Chỉ số CPI toàn phần lẫn chỉ số CPI lõi đều thấp hơn nhiều so với dự kiến.

Chỉ số CPI toàn phần tăng 3.2% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức dự kiến là 3.3%. CPI toàn phần trong tháng 10 không đổi, thấp hơn mức dự báo là tăng 0.1% và giảm mạnh so với mức 0.4% trong tháng 9.

Tương tự, chỉ số CPI lõi tháng 10 tăng 0.2%, thấp hơn mức dự đoán và mức tăng trong tháng 9 là 0.3%. Trong khi chỉ tăng 4.0% so với cùng kỳ, khác với dự đoán 4.1% của các chuyên gia. Và đây cũng là mức tăng thấp nhất kể từ tháng 9 năm 2021!

Theo BLS, chỉ số nhà ở tiếp tục tăng trong tháng 10 đã bù đắp cho sự sụt giảm của chỉ số xăng dầu và khiến chỉ số nhà ở điều chỉnh theo mùa giữ nguyên trong tháng 10. Chỉ số năng lượng giảm 2.5% so với tháng trước do chỉ số xăng giảm 5.0%, làm mờ đi ảnh hưởng từ việc tăng giá của các chỉ số năng lượng khác. Chỉ số lương thực tăng 0.3% trong tháng 10, cao hơn mức tăng 0.2% trong tháng 9. Chỉ số thực phẩm tại nhà tăng 0.3% trong tháng trong khi chỉ số giá ăn uống tại các nhà hàng tăng 0.4%.

Chỉ số CPI lõi đã tăng 0.2% vào tháng 10, sau khi tăng 0.3% trong tháng 9, với mức tăng giá từ tiền thuê nhà, bảo hiểm xe cơ giới, chăm sóc y tế, giải trí và chăm sóc cá nhân. Các chỉ số về nhà ở khác, ô tô và xe tải đã qua sử dụng, phương tiện liên lạc và giá vé máy bay giảm trong tháng.

Nhìn vào chỉ số CPI lõi hàng năm, rõ ràng là tác động của giá cả hàng hóa tới lạm phát gần như không còn, và chỉ số giá dịch vụ (chủ yếu là nhà ở) vẫn khá cao. Bên cạnh đó, giá năng lượng đã giúp kéo chỉ số CPI toàn phần thấp hơn trong tháng 10

Trên cơ sở từng tháng, dữ liệu cho thấy lạm phát lõi đã ở mức âm trong 5 tháng qua, với chỉ số năng lượng suy yếu làm cho CPI toàn phần không đổi (năng lượng giảm 0.176% so với tháng trước).

Chỉ số nhà ở tăng 0.3% trong tháng 10, sau khi tăng 0.6% vào tháng trước. Chỉ số thuê nhà tăng 0.5% trong tháng 10 và chỉ số giá thuê tương đương của chủ sở hữu (owner’s equivalent rent) tăng 0.4% trong tháng.
Chỉ số chỗ ở xa nhà (lodging away from home) giảm 2.5% trong tháng 10
Chỉ số nhà ở là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất dẫn đến mức tăng CPI lõi hàng tháng, đặc biệt là trong tháng 9 vừa qua. Tới tháng 10, yếu tố này đã giảm và góp phần vào mức giảm của CPI toàn phần.

Các chỉ số tăng trong tháng 10 là chỉ số bảo hiểm xe cơ giới, tăng 1.9% sau khi tăng 1.3% vào tháng trước. Các chỉ số về giải trí, chăm sóc cá nhân và may mặc cũng đã tăng trong tháng 10. Tương tự, chỉ số chăm sóc y tế tăng 0.3%, chỉ số dịch vụ bệnh viện tăng 1.1%, chỉ số thuốc kê đơn tăng 0,8%. Ngược lại, chỉ số dịch vụ của bác sĩ đã giảm 1.0%. Chỉ số ô tô và xe tải đã qua sử dụng giảm 0.8% trong tháng 10, chỉ số truyền thông giảm 0.3% trong tháng và chỉ số giá vé hàng không giảm 0.9%. Chỉ số về nội thất và hoạt động trong gia đình cũng như chỉ số về phương tiện mới đều giảm 0.1% trong tháng.
Chỉ số nhà ở đã tăng 6.7% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm hơn 70% tổng mức tăng của chỉ số CPI lõi.
Dữ liệu CPI có độ trễ đang tăng hơn 7%, các chỉ số giá thuê nhà hiện nay đang giảm mạnh theo báo cáo dữ liệu từ Danh sách căn hộ mới nhất.

Các chỉ số khác có mức tăng đáng chú ý so với cùng kỳ năm trước bao gồm bảo hiểm xe cơ giới (+19.2%), giải trí (+3.2%), chăm sóc cá nhân (+6.0%) cùng với hoạt động giải trí và nội thất gia đình (+1.7%).

Vậy tỷ lệ lạm phát giảm này có ý nghĩa gì đối với người tiêu dùng Mỹ? Trên thực tế, thu nhập trung bình theo giờ... không thay đổi so với năm trước trong tháng 10 do lạm phát đã ăn mòn hết các khoản tăng lương trong năm qua.

Cuối cùng, đây là biểu đồ tương quan giữa M2 và CPI cách đây một năm, khi các chuyên gia dự đoán rằng CPI sắp sụp đổ.

Image

Một năm sau, dự đoán của họ đã đúng và còn rất nhiều điều phải làm.

Zerohedge

Broker listing

Cùng chuyên mục

USDJPY chạm mức 120, liệu có khả thi?
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

USDJPY chạm mức 120, liệu có khả thi?

Lãnh đạo một nhóm doanh nghiệp quốc gia cho rằng Chính phủ và Ngân hàng trung ương của Nhật Bản nên bắt đầu nhắm USDJPY quanh mức 120-130 vì đồng yên hiện tại quá yếu đối với các doanh nghiệp nhỏ đang gặp khó khăn.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ