Chủ tịch ECB Christine Lagarde: Cuộc chiến chống lạm phát vẫn chưa kết thúc

Chủ tịch ECB Christine Lagarde: Cuộc chiến chống lạm phát vẫn chưa kết thúc

Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

08:07 10/06/2024

Chủ tịch Christine Lagarde cho biết cuộc chiến chống lạm phát của ECB vẫn chưa kết thúc và các quan chức cần phải thận trọng mặc dù họ đã cắt giảm lãi suất trong tuần này.

“Chúng tôi nhận thấy đang có sự tiến triển trên nhiều mặt,” bà nói trong một bài bình luận được đăng trên nhiều tờ báo châu Âu, bao gồm cả tờ Der Standard của Áo. “Nhưng vẫn còn một chặng đường dài phía trước cho đến khi lạm phát ổn định.”

Bà nhấn mạnh rằng cần thắt chặt lãi suất trong một khoảng thời gian cần thiết để đảm bảo sự ổn định giá cả lâu dài. “Nói cách khác, chúng ta vẫn cần phải thận trọng, ngay cả khi tình hình đang không còn căng thẳng như trước,” bà nói.

Phát ngôn của bà được đưa ra một ngày sau khi ECB đưa ra quyết định cắt giảm lãi suất 25 bps sau khi duy trì ở mức cao kỷ lục 4% trong khoảng 9 tháng. Tuy vậy, điều này dấy lên câu hỏi cho các nhà đầu tư rằng liệu chính sách sẽ thay đổi như nào tiếp theo.

Trong khi triển vọng giá tiêu dùng được cho là đã “cải thiện rõ rệt”, ECB lại nâng dự báo lạm phát năm 2025 lên 2.2% từ 2.0% – khiến thị trường đặt ra nhiều câu hỏi về tính phù hợp của động thái này. Ông Robert Holzmann, thống đốc ngân hàng trung ương Áo, phản đối điều này, cho rằng “quyết định của ECB nên dựa trên dữ liệu hiện có để đưa ra phán đoán phù hợp”.

Lạm phát ở nhóm G20 tăng nhanh hơn dự kiến lên 2.6% trong tháng 5. Điều đáng lo ngại hơn nữa đối với các quan chức là giá cả dịch vụ tăng vọt và sự gia tăng bất ngờ của một loạt các áp lực khác.

Trước đó vào thứ Sáu, các quan chức đã đưa ra những đánh giá thận trọng về kịch bản nới lỏng chính sách hơn nữa, tìm kiếm thêm dữ liệu về sự cải thiện trong tình hình lạm phát để quyết định các động thái tiếp theo. Ông Gabriel Makhlouf, thống đốc ngân hàng trung ương Ireland, cho biết các nhà hoạch định chính sách không biết “các chính sách sẽ tiếp tục tiến triển nhanh đến mức nào, hoặc thậm chí là có tiến triển hay không”.

Thước đo mức lương khu vực eurozone ưa thích của ECB - cũng được công bố hôm thứ Sáu - đã tăng tốc vào đầu năm 2024, một dấu hiệu khác cho thấy áp lực giá cả trong khu vực eurozone đang tiếp tục duy trì ở mức cao.

Trong bài báo, bà Lagarde nhấn mạnh rằng lạm phát đang trên đà đạt tới mức mục tiêu 2% vào cuối năm 2025 nhờ vào “sự đóng góp mạnh mẽ” của chính sách tiền tệ của ECB. Bà nói: “Vì vậy, bằng cách cắt giảm lãi suất, chúng tôi quyết định giảm bớt sự thắt chặt của chính sách tiền tệ”.

Tuy nhiên, bà cho biết rằng việc lạm phát đạt mức mục tiêu 2% “sẽ không phải là một chặng đường hoàn toàn suôn sẻ, đòi hỏi sự thận trọng và kiên trì để đưa lạm phát ổn định trở lại”

Bà nói, các quyết định chính sách trong tương lai sẽ xoay quanh ba yếu tố - “liệu ​​chúng ta có tiếp tục thấy lạm phát quay trở lại mức mục tiêu một cách kịp thời hay không, liệu chúng ta có thấy áp lực giá chung trong nền kinh tế giảm bớt hay không và liệu chúng ta có còn thấy chính sách tiền tệ của mình có hiệu quả trong việc giảm lạm phát.” Bà cho biết: “Những yếu tố này sẽ quyết định khi nào chúng ta có thể bớt lo ngại về nền kinh tế hiện nay.”

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Sản xuất Trung Quốc cải thiện nhẹ sau thỏa thuận thương mại, nhưng áp lực nội địa vẫn lớn

Sản xuất Trung Quốc cải thiện nhẹ sau thỏa thuận thương mại, nhưng áp lực nội địa vẫn lớn

Hoạt động nhà máy tại Trung Quốc tăng tháng thứ hai liên tiếp nhờ xuất khẩu phục hồi sau khi Bắc Kinh và Washington đạt thỏa thuận ngừng chiến thuế quan. Tuy nhiên, nhu cầu nội địa yếu và triển vọng thương mại bất ổn tiếp tục gây sức ép lên tăng trưởng và thị trường lao động.
Giảm lãi suất: Các nhà giao dịch đi trước người kế nhiệm Powell

Giảm lãi suất: Các nhà giao dịch đi trước người kế nhiệm Powell

Thị trường hiện không chỉ chạy trước Fed—mà còn chạy trước cả người kế nhiệm của Fed. Hợp đồng tương lai đang phản ánh một chu kỳ nới lỏng hậu-Powell, khi các nhà giao dịch đặt cược vào ít nhất năm lần cắt giảm lãi suất trước cuối năm 2026—tăng so với bốn lần chỉ cách đây một tháng. Động lực chính không đến từ lạm phát, mà là áp lực chính trị ngày càng gia tăng lên Powell.
BIS cảnh báo hệ thống tài chính toàn cầu đối mặt rủi ro trong kỷ nguyên bất định

BIS cảnh báo hệ thống tài chính toàn cầu đối mặt rủi ro trong kỷ nguyên bất định

Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) cảnh báo căng thẳng thương mại, bất ổn địa chính trị và nợ công gia tăng đang làm suy yếu khả năng chống chịu của hệ thống tài chính toàn cầu. Tổng giám đốc BIS Agustín Carstens gọi đây là “kỷ nguyên mới của sự bất định”, đe dọa cả trật tự kinh tế lẫn niềm tin vào các thể chế. Báo cáo cũng ghi nhận đồng USD sụt giá mạnh và lo ngại về đà phát triển thiếu kiểm soát của stablecoin.
USD chịu áp lực khi lo ngại về tính độc lập của Fed gia tăng dưới thời Trump

USD chịu áp lực khi lo ngại về tính độc lập của Fed gia tăng dưới thời Trump

USD giảm khi các nhà đầu tư ngày càng lo ngại về khả năng Tổng thống Trump can thiệp vào hoạt động của Cục Dự trữ Liên bang, sau những phát ngôn chỉ trích Chủ tịch Jerome Powell và gợi ý sẽ thay thế ông bằng một nhân vật thân thiện hơn với mục tiêu chính sách của Nhà Trắng, làm dấy lên nghi ngại về tính độc lập và trung lập của Fed.
Thay thế Powell: Kỳ vọng thị trường tăng cao, nhưng độc lập của Fed đối mặt thách thức

Thay thế Powell: Kỳ vọng thị trường tăng cao, nhưng độc lập của Fed đối mặt thách thức

Sự chênh lệch giữa dự báo lãi suất của Fed và kỳ vọng cắt giảm sâu hơn từ thị trường một phần phản ánh khả năng Jerome Powell sẽ được thay thế bởi một người ôn hòa hơn nếu Trump trở lại Nhà Trắng. Dù vậy, các chuyên gia cảnh báo không nên đánh giá thấp vai trò của dữ liệu và sự đồng thuận trong nội bộ Fed, cũng như rủi ro làm suy yếu tính độc lập chính trị của ngân hàng trung ương.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ