Chiến lược giao dịch FX Trader JPMorgan London 29.06.2021: Biến thể Delta có thể khiến NHTW chững lại trong cuộc đua 'hawkish'?

Chiến lược giao dịch FX Trader JPMorgan London 29.06.2021: Biến thể Delta có thể khiến NHTW chững lại trong cuộc đua 'hawkish'?

14:37 29/06/2021

Quan điểm và chiến lược giao dịch Forex của JP Morgan Trading Desk tại London.

Việc BoE không thay đổi chính sách tiền tệ khiến GBP gặp khó trong xu hướng tăng ngắn hạn
Việc BoE không thay đổi chính sách tiền tệ khiến GBP gặp khó trong xu hướng tăng ngắn hạn

EUR – Kelvin Hebburn

Thị trường ngoại hối tiếp tục giao dịch một cách rất trầm lắng. Đồng Dollar vẫn đang mạnh lên so với các đồng lợi suất thấp, mặc dù không có thể bứt phá lên trên, vì vậy trong khi chúng tôi vẫn duy trì vị thế, niềm tin đã giảm xuống đôi chút. Sau những biến động hậu cuộc họp của Fed, có vẻ như thị trường đang duy trì sự thận trọng vì lãi suất nói chung đang rất thấp. USD sau khi tăng mạnh với các đồng EM và các đồng hàng hóa thì hiện cũng đã bị đình trệ phần nào. Tôi cảm thấy rằng trong khi những câu chuyện tích cực vẫn còn nguyên và thị trường đang có cùng quan điểm, vị thế đã ít hơn và nhà đầu tư đều cảnh giác với việc theo đuổi những câu chuyện này một lần nữa. Chúng tôi đang chờ đợi bảng lương vào Thứ sáu, mặc dù nó sẽ là một ngày cuối tuần khó khăn ở Hoa Kỳ, tôi cảm thấy rằng sẽ cần một con số thật sự khác biệt để thay đổi đáng kể câu chuyện hiện tại. Tôi cũng đang theo dõi sát sao về biến thể delta và liệu có bất kỳ tác động tràn nào đến các thị trường nơi các chương trình tiêm chủng chưa được hoàn thiện hay không. Tác động cũng có thể sẽ lan sang cả thị trường tiền tệ nếu các quốc gia buộc phải áp dụng các biện pháp hạn chế để kiểm soát dịch bệnh.

GBP – James Clark

Rất nhiều câu chuyện đang diễn ra lúc này, như sự thay đổi trong quan điểm của Fed, biến thể Delta đang phát tán khắp nhiều nước, và dòng tiền cuối tháng/cuối quý, nhưng thị tường có vẻ như đang tân hưởng mùa hè khi các hoạt động giao dịch không còn sôi động. Sterling cũng không là ngoại lệ. Sau sự thất vọng từ kỳ họp của BoE, nhưng điều này có thể là sự xoa dịu cho bên Mua bởi dường như vị thế vẫn khá dễ chịu, và điều này củng cố cho chúng tôi giữ Long GBP vừa phải lúc này, với chiến thuật xây dựng vị thế trong những tuần tới trước thềm kỳ họp cuộc họp tháng Tám sắp tới. Vẫn tin rằng USD sẽ tăng (so với EUR, JPY, và CHF), do đó chúng tôi hiện thực quá thông qua Short EUR/GBP, chờ đợi vào vị thế quanh vùng 0.86 nếu có cơ hội. Kháng cự vẫn đang tại 1.3925/35 và 1.4000/20 (EUR/GBP: 0.8600/05, 0.8625/30). Hỗ trợ là tại 1.3850/60 và 1.3790/00 (EUR/GBP: 0.8530/40, 0.8470).

AUD, NZD – James Clark

Tình hình COVID ở Úc đã trở nên tồi tệ hơn khi một nửa dân số hiện đang ở trong tình trạng phong tỏa. Có một chút ngạc nhiên là điều này không ảnh hưởng đến đồng AUD cho đến thời điểm này. Tôi đoán thị trường vẫn đang nhìn về cuộc họp RBA vào tuần tới và giả định về một kết quả ‘hawkish’ vì có khả năng chương trình điều tiết đường cong lợi suất (YCC) sẽ không được gia hạn. Tuy nhiên, trong khi tôi đồng ý rằng YCC có thể sẽ không được gia hạn, có nhiều cách khác để Lowe tỏ ra ‘dovish’, và dựa trên tình hình COVID cũng như thực tế là họ vẫn đang ở xa mục tiêu, tôi đoán ông ấy sẽ làm như vậy. Những kỳ vọng về các NHTW tỏ ra ‘hawkish’ đã tăng lên trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, chúng ta đã chứng kiến trong tuần trước BoE gây bất ngờ khi giữ nguyên chính sách và GBP bị ảnh hưởng do thị trường lúc đó đang mong đợi một điều gì đó ‘hawkish’ hơn. Tôi tự hỏi kịch bản tương tự có thể xảy ra với RBA vào tuần tới hay không. Tiếp tục canh Short AUD/USD xung quanh 0.7600/50.

JPY – Charlie Cass

Trọng tâm thị trường sẽ dồn vào dòng vốn cuối tháng trong 36 giờ tới, khi USD/JPY biến động giật 2 chiều vào ngày hôm qua. Cuối tháng có xu hướng trở thành tín hiệu tích cực cho USD/JPY trong năm nay, mặc dù chỉ số Nikkei có vẻ liên tục suy yếu. Ngoài ra, tôi nghĩ rằng sự thay đổi giọng điệu của Fed nên được thể hiện thông qua Long USD so với các đồng tiền lớn. Tôi đã thêm vị thế Long USD/JPY sau nhịp điều chỉnh giảm ngày hôm qua và sẽ tiếp tục chờ mua ở các vùng giá tốt trong hôm nay. Một sự bứt phá dứt khoát lên trên 111 là đủ để làm dấy lên sự quan tâm của thị trường đối với các vị thế Short JPY.

CAD – Simon Spearing

USD/CAD diễn biến khá trầm lắng vào đầu phiên Âu hôm qua, trước khi nhu cầu mua USD từ Mỹ ập đến do đây là thời điểm cuối tháng, thể hiện rõ vào buổi chiều. Điều thú vị là CAD đã không tìm thấy bất kỳ hỗ trợ đáng kể nào bất chấp sự đảo chiều của USD sau đó trong phiên. Giá dầu giảm 1.5% chắc chắn cũng không giúp gì cho Loonie, nhưng với dòng tiền cuối tháng/quý/nửa năm sẽ dẫn dắt thị trường vào ngày mai, OPEC + vào thứ Năm và bảng lương của Hoa Kỳ vào thứ Sáu. Giao dịch chiến thuật xung quanh các sự kiện là trên là chiến lược hiện tại, quan sát biên độ 1.2250/1.2400.

CHF – Matthew Pheasant

Tỷ giá USD/CHF tiếp tục gặp khó khan trong việc phá lên trên kháng cự 0.9200/20 khi nhu cầu Dollar giai đoạn cuối tháng không thể kéo dài trong ngày hôm qua. Sự thiếu vắng này là đáng lo ngại, đặc biệt khi lợi suất TPCP Mỹ dịch chuyển xuống thấp hơn và tâm lý rủi ro có phần u ám trước những lo ngại về biến thể Delta. Điều này có thể tạo ra lực Short EUR/CHF trong ngắn hạn. Chúng tôi tiếp tục giữ chiến thuật Long USD so với các đồng lợi suất thấp, tuy nhiên việc thiếu vắng các bên tham gia thị trường và hành động giá tiêu cực là điều đáng lưu tâm. Hỗ trợ ngắn hạn là tại 0.9135/45 và 0.9050

JP Morgan Trading Desk

Broker listing

Cùng chuyên mục

Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ