Câu chuyện kỳ lạ về những đà tăng của S&P 500 và con số 1% đặc biệt!

Câu chuyện kỳ lạ về những đà tăng của S&P 500 và con số 1% đặc biệt!

Hữu Thăng

Hữu Thăng

FX Strategist

13:53 17/09/2021

Đã 37 phiên giao dịch kể từ khi S&P 500 ghi nhận mức tăng 1% trong phiên, khoảng thời gian dài nhất kể từ khi các nhà đầu tư để ý đến COVID

Các câu chuyện tiếp tục lan tỏa khi Covid, lạm phát và lĩnh vực bất động sản Trung Quốc gây lo ngại cho nhà đầu tư. Cho dù những điều này đại diện cho một loại quả bom hẹn giờ tích tắc hay chỉ là một chút lo ngại thì ta vẫn chưa thể giải thích được, mặc dù cho đến nay mức độ đau đớn mà hầu hết các nhà đầu tư cổ phiếu cảm thấy chỉ là "một vết xước nhỏ".

Tuy nhiên, đã 37 ngày giao dịch kể từ khi S&P 500 ghi nhận mức tăng 1% trong phiên, khoảng thời gian dài nhất kể từ khi các nhà đầu tư để ý đến COVID. Đó có vẻ như là một tin xấu, nhưng ít nhất về mặt lịch sử, điều đó gợi ý rằng lợi nhuận tuyệt vời cho những người nắm giữ cổ phiếu trong tương lai. Tuy nhiên, những ví dụ trong quá khứ đó có ý nghĩa gì hay không lại là một câu hỏi khác.

Sự đi lên ổn định của thị trường chứng khoán toàn cầu trong năm nay được so sánh với đà tăng của năm 2017. Năm đó, như bạn có thể nhớ lại, chỉ số S&P 500 đã tăng gần 20% trong khi chỉ chịu mức giảm thấp nhất. Tuy nhiên, việc thiếu biến động đi xuống cũng được phản ánh lên đà tăng: Chỉ số này chỉ đạt được 4 phiên tăng 1% trở lên trong suốt cả năm. Đó là con số thấp, nhưng nó cũng chưa phải một kỷ lục; tổng cộng chỉ có 4 đà tăng 1% trong năm 1963-1965. Mặc dù vậy, chỉ số này đã tăng khoảng 46.5% trong ba năm đó.

Ngược lại, sự biến động tăng giá được quan sát thấy trong năm nay gần như là "cực đoan". Chỉ số S&P 500 đã có 22 phiên tăng từ 1% trở lên vào năm 2021, mặc dù như đã lưu ý ở trên, đã 37 ngày giao dịch kể từ lần cuối cùng. Đó là khoảng cách dài nhất kể từ đầu năm ngoái. Trùng hợp thay, nó kết thúc vào ngày 28 tháng 1, một ngày sau khi chúng ta lần đầu tiên đề cập đến từ "virus".

Với việc những đà tăng mạnh thường xảy ra trong bối cảnh biến động gia tăng, tôi nghĩ sẽ rất thú vị khi lập bản đồ khoảng cách thời gian giữa các đà tăng 1%.

Cụ thể, tôi đã tính toán khoảng cách (tính theo ngày giao dịch) giữa những đà tăng 1% của chỉ số S&P 500 từ năm 1928 và theo dõi sự thay đổi trong một tháng sau đó. Đúng như kỳ vọng, sự phân bố của những khoảng cách là không bình thường và phần lớn bị giới hạn trong các khung thời gian ngắn. Tôi cũng đã tạo một biểu đồ thể hiện sự phân bố. Trong 93 năm qua, chỉ có 10 lần khoảng cách từ 100 ngày trở lên giữa những đà tăng 1% của chỉ số.

Nhưng tất cả điều đó có ý nghĩa như thế nào trong tương lai? Một mặt, những đà tăng 1% thường xảy ra nhất trong các điều kiện giao dịch biến động, điều đó thường gắn liền với việc thị trường chứng khoán suy yếu. Tuy nhiên, việc mua cổ phiếu trong những thời kỳ biến động này sẽ cho bạn lợi nhuận cao.

Hóa ra, lợi nhuận kỳ hạn trung bình là dương vào ngày SPX tăng 1%, nhưng nó sẽ cải thiện trong những tuần tiếp theo. Trên thực tế, chúng ta đang bước vào thời điểm lợi nhuận kỳ hạn tối đa, mặc dù sau đó chúng giảm dần xuống mức âm nếu khoảng cách giữa các đà tăng trở nên đủ dài.

Câu hỏi tiếp theo là liệu có bất kỳ tính phổ quát nào đối với điều này hay không, hay liệu lợi nhuận kỳ hạn chỉ là ngẫu nhiên. Tôi đã thực hiện phân tích tương tự trên ba chỉ số khác: Russell 2000, Stoxx 600 và Nikkei. Chắc chắn có một khía cạnh của hành vi thị trường là phổ biến - khoảng cách thời gian giữa những đà tăng 1%. Nó rất nhất quán giữa các chỉ số và thực sự là thấp hơn một chút so với tôi mong đợi.

Tuy nhiên, dữ liệu cho biết chúng ta đang bước vào thời điểm có lợi nhuận kỳ hạn S&P tối đa. Sau đó, chúng ta cũng đang ở một trong những giai đoạn tồi tệ nhất trong năm về tính thời vụ. Kết luận là, dù thị trường có diễn biến như thế nào, thì cũng có những chuyên gia nhìn vào quá khứ rồi bảo "Tôi đã bảo vậy mà".

Cameron Crise, Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Giá vàng liệu có còn mối tương quan nghịch đảo với lợi suất thực?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Giá vàng liệu có còn mối tương quan nghịch đảo với lợi suất thực?

Nổi tiếng với vai trò là bảo hiểm trước sự bất ổn kinh tế và lạm phát, vàng từ lâu đã thu hút các nhà đầu tư. Một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến giá vàng là mối quan hệ giữa lợi suất thực và lạm phát. Về lâu dài, vàng đã bảo vệ người ta khỏi những tác động của lạm phát và vẫn đang là một công cụ đa dạng hóa mạnh mẽ trong danh mục đầu tư.
Theo dấu dòng tiền: Nguồn vốn FDI "Made in China" đạt đỉnh 8 năm. Vốn chảy vào đâu và mục đích thật sự là gì?
Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

Theo dấu dòng tiền: Nguồn vốn FDI "Made in China" đạt đỉnh 8 năm. Vốn chảy vào đâu và mục đích thật sự là gì?

Đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc đang trên đà đạt mức cao nhất trong 8 năm qua, khi các tập đoàn lớn của nước này đẩy mạnh xây dựng nhà máy ở nước ngoài. Sự thay đổi này có thể góp phần xoa dịu những lời chỉ trích về chiến lược xuất khẩu ồ ạt của Bắc Kinh.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ