Cập nhật thị trường phiên Á 16.04: Chứng khoán châu Á chìm trong sắc đỏ sau đà giảm trên Phố Wall

Cập nhật thị trường phiên Á 16.04: Chứng khoán châu Á chìm trong sắc đỏ sau đà giảm trên Phố Wall

Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

08:01 16/04/2024

Chứng khoán châu Á sụt giảm, theo sau đà tụt dốc trên Phố Wall khi dữ liệu kinh tế mới nhất phản ánh tình trạng lạm phát dai dẳng ở Mỹ, khiến thị trường ngày càng đặt cược rằng Fed sẽ không vội cắt giảm lãi suất.

Chứng khoán Nhật Bản, Hàn Quốc và Úc đều chìm trong sắc đỏ, HĐTL chứng khoán Hồng Kông cũng trượt dốc. HĐTL chứng khoán Mỹ sụt giảm trong phiên Á sau khi S&P 500 thoái lui khỏi đà tăng trước đó và giảm hơn 1% trong phiên.

TPCP ổn định sau khi lợi suất TPCP tăng lên mức đỉnh mới kể từ đầu năm nhờ dữ liệu doanh số bán lẻ mạnh hơn dự kiến. Giá dầu tăng cao hơn khi thị trường xem xét về căng thẳng ở Trung Đông.

Lợi suất TPCP kỳ hạn 10 năm của Mỹ

Nhà đầu tư giờ đây sẽ chuyển sự chú ý sang loạt dữ liệu kinh tế mới của Trung Quốc được công bố hôm nay, bao gồm GDP, doanh số bán lẻ và chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP).

Mặt khác, đồng yên vẫn chịu áp lực bán mạnh và ngày suy yếu so với đồng bạc xanh. Các nhà giao dịch đang cảnh giác khi sự sụt giảm sâu hơn nữa có thể khiến giới chức trách Nhật Bản can thiệp vào thị trường để ngăn chặn đà mất giá.

“Thước đo mức độ sợ hãi” của Phố Wall - VIX - đã đạt mức đỉnh kỷ lục trong năm nay, sau khi S&P 500 break xuống dưới 5,100 điểm về mức đáy trong gần hai tháng Chỉ số Nasdaq 100 cũng tụt dốc hơn 1.5%. Cả hai chỉ số này đều break xuống dưới đường MA50 ngày, một số nhà đầu tư cho rằng đây là tín hiệu giảm giá. Tuy nhiên, nhóm cổ phiếu ngân hàng vẫn hoạt động tốt nhờ kết quả lợi nhuận bất ngờ từ Goldman Sachs Group.

Lợi suất TPCP kỳ hạn 10 năm tăng vọt vào thứ Hai, trong khi lợi suất TPCP kỳ hạn 2 năm đạt gần 5%. Trái phiếu cũng chịu áp lực khi JPMorgan Chase và Wells Fargo khai thác thị trường trái phiếu tín nhiệm cao của Hoa Kỳ, thị trường đầu tiên trong chuỗi hoạt động bán trái phiếu từ các ngân hàng sau khi công bố kết quả kinh doanh.

Doanh số bán lẻ của Mỹ tháng 3 đã tăng nóng hơn dự kiến và dữ liệu tháng trước đó đã được điều chỉnh cao hơn, cho thấy nhu cầu tiêu dùng kiên cường tiếp tục thúc đẩy nền kinh tế một cách đáng kinh ngạc. Chỉ cần thị trường lao động mạnh mẽ còn hỗ trợ nhu cầu tiêu dùng của hộ gia đình, nguy cơ lạm phát vẫn sẽ tiếp tục tăng cao.

Chris Larkin tại E*Trade của Morgan Stanley cho biết: “Nếu S&P 500 tránh được chuỗi 3 tuần giảm điểm đầu tiên kể từ tháng 9/2023, nhà đầu tư sẽ cần phải gạt bỏ những lo ngại rằng việc hạ lãi suất sẽ bị trì hoãn do lạm phát dai dẳng."

Mặt khác, giá dầu WTI đã tăng trở lại mốc 85 USD vào thứ Hai - sau khi giảm xuống dưới mức này một thời gian ngắn - và tiếp tục tăng cao hơn vào thứ Ba trong phiên Á. Các quan chức quân sự hàng đầu của Israel nhấn mạnh lại rằng nước này không có lựa chọn nào khác ngoài việc đáp trả cuộc tấn công cuối tuần trước của Iran. Vàng ổn định đầu phiên Á.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Lạm phát tại Đức bất ngờ tăng tốc, thách thức mục tiêu của ECB và đà phục hồi kinh tế
Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

Lạm phát tại Đức bất ngờ tăng tốc, thách thức mục tiêu của ECB và đà phục hồi kinh tế

Lạm phát tại Đức bất ngờ tăng tốc trong tháng 4, lần đầu tiên kể từ tháng 12, đặt ra thách thức cho mục tiêu lạm phát 2% của ECB. Theo đó, lạm phát tại Đức đã tăng 2.4%, vượt qua dự báo 2.3% của các nhà kinh tế. Năng lượng là yếu tố chính thúc đẩy cho đà tăng này.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ