Cập nhật thị trường phiên Á 11.03: Chứng khoán châu Á chìm trong sắc đỏ khi đồng Yên tiếp tục đè nặng thị trường chứng khoán Nhật Bản

Cập nhật thị trường phiên Á 11.03: Chứng khoán châu Á chìm trong sắc đỏ khi đồng Yên tiếp tục đè nặng thị trường chứng khoán Nhật Bản

Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

08:53 11/03/2024

Chứng khoán châu Á chìm sắc đỏ bao trùm, bị kéo xuống do đà giảm của chứng khoán Nhật Bản khi đồng Yên mạnh lên.

Chỉ số Topix của chứng khoán Nhật Bản ghi nhận mức giảm trong phiên lớn nhất kể từ tháng 10, với lĩnh vực công nghệ giảm gần 3%. Cổ phiếu chip trong chỉ số này cũng tụt dốc gần 4%, theo sau đà giảm của các cổ phiếu liên quan đến AI trên Phố Wall, với cổ phiếu Nvidia giảm 5.6%.

Chứng khoán Úc và Hàn Quốc cũng chìm trong sắc đỏ, khiến chỉ số chứng khoán châu Á giảm sau ba phiên tăng. HĐTL chứng khoán Mỹ ổn định sau khi Phố Wall trượt dốc vào cuối tuần trước.

Tại Nhật Bản, kinh tế cho thấy sự tăng trưởng trong quý 4, củng cố kỳ vọng rằng BoJ sẽ lần đầu tiên tăng lãi suất ngay trong tháng này. Sự sụt giảm của thị trường chứng khoán Nhật Bản một phần do ảnh hưởng của đồng Yên mạnh lên.

Đồng Yên tiếp tục tăng giá so với đồng bạc xanh trong đầu phiên Á, kéo dài đà tăng 2% của tuần trước, đà tăng theo tuần tốt nhất kể từ tháng 7. Lợi suất TPCP Nhật Bản tăng sau báo cáo cho biết BoJ đang xem xét loại bỏ chương trình kiểm soát đường cong lợi suất.

Chứng khoán Trung Quốc bất ngờ khởi sắc bất chấp loạt dữ liệu kinh tế ảm đạm. Động thái này được ghi nhận sau khi chỉ số CPI tháng 2 tăng vượt dự báo, đạt 0.7%, và tăng lần đầu tiên kể từ tháng 8.

Tuy nhiên, Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc không đưa ra những biện pháp kích thích kinh tế mạnh mẽ như kỳ vọng, khiến niềm tin của nhà đầu tư vẫn còn yếu ớt.

Tại Mỹ, dữ liệu chỉ số giá tiêu dùng CPI được công bố hôm 12/03 sẽ là tâm điểm chú ý của thị trường. Chỉ số CPI lõi tháng 2 được dự đoán sẽ tăng 0.3% so với tháng trước và 3.7% so với cùng kỳ năm trước, đây sẽ là đà tăng theo năm nhỏ nhất kể từ tháng 4/2021.

Tuy nhiên, các nhà giao dịch hợp đồng swaps vẫn hạ dự báo về số đợt cắt giảm lãi suất của Fed ​​​​trong năm nay khi dự báo ​​có 3 lần cắt giảm, thay vì là 6 lần như hồi đầu năm.

Dữ liệu việc làm của Mỹ trong tuần trước không làm thay đổi được triển vọng đó. Tỷ lệ thất nghiệp tăng lên mức cao nhất trong hai năm, bất chấp số lượng việc làm mới vượt ước tính. Điều này cho thấy thị trường lao động đang dần hạ nhiệt, hỗ trợ kỳ vọng về một cuộc hạ cánh mềm của nền kinh tế Mỹ.

Lợi suất TPCP Úc gần như đi ngang vào phiên ngày 11/03, cho thấy giao dịch TPCP ổn định ở châu Á. Chỉ số DXY yếu hơn sau khi ghi nhận tuần tồi tệ nhất kể từ tháng 12 bởi đà giảm 1% vào tuần trước.

Mặt khác, giá dầu tiếp tục giảm trong bối cảnh các báo cáo từ OPEC và IEA trong tuần này có thể cung cấp manh mối về triển vọng của lực cầu. Vàng tăng cao hơn, kéo dài mức tăng gần 1% của ngày 08/03. Bitcoin giảm xuống dưới 68,000 USD.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Việc trì hoãn cắt giảm lãi suất của Fed có ảnh hưởng như nào với Mỹ và thế giới?
Vân Chi

Vân Chi

Junior Editor

Việc trì hoãn cắt giảm lãi suất của Fed có ảnh hưởng như nào với Mỹ và thế giới?

Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) và người theo dõi toàn cầu đã từng nghĩ rằng năm 2024 là thời điểm tuyệt vời để cắt giảm lãi suất. Nhưng với tình trạng lạm phát ngày càng nghiêm trọng hơn nhiều so với dự đoán của hầu hết mọi người, những kỳ vọng đó đang dần biến mất.
Giá vàng liệu có còn mối tương quan nghịch đảo với lợi suất thực?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Giá vàng liệu có còn mối tương quan nghịch đảo với lợi suất thực?

Nổi tiếng với vai trò là bảo hiểm trước sự bất ổn kinh tế và lạm phát, vàng từ lâu đã thu hút các nhà đầu tư. Một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến giá vàng là mối quan hệ giữa lợi suất thực và lạm phát. Về lâu dài, vàng đã bảo vệ người ta khỏi những tác động của lạm phát và vẫn đang là một công cụ đa dạng hóa mạnh mẽ trong danh mục đầu tư.
Theo dấu dòng tiền: Nguồn vốn FDI "Made in China" đạt đỉnh 8 năm. Vốn chảy vào đâu và mục đích thật sự là gì?
Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

Theo dấu dòng tiền: Nguồn vốn FDI "Made in China" đạt đỉnh 8 năm. Vốn chảy vào đâu và mục đích thật sự là gì?

Đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc đang trên đà đạt mức cao nhất trong 8 năm qua, khi các tập đoàn lớn của nước này đẩy mạnh xây dựng nhà máy ở nước ngoài. Sự thay đổi này có thể góp phần xoa dịu những lời chỉ trích về chiến lược xuất khẩu ồ ạt của Bắc Kinh.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ