Cập nhật thị trường 25.01: Trung Quốc "hụt hơi" kỳ vọng, chứng khoán châu Á suy yếu

Cập nhật thị trường 25.01: Trung Quốc "hụt hơi" kỳ vọng, chứng khoán châu Á suy yếu

Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

09:21 25/01/2024

Chứng khoán châu Á suy yếu và chứng khoán Trung Quốc biến động khi sự hưng phấn xung quanh gói kích thích từ Bắc Kinh lắng xuống.

Chứng khoán biến động mạnh ở Hồng Kông và Trung Quốc, cổ phiếu doanh nghiệp Trung Quốc niêm yết tại Mỹ tăng gần 2% ngày 24/01 sau khi Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) cho biết họ sẽ cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng. Chứng khoán Hàn Quốc và Nhật Bản sụt giảm. Cổ phiếu SK Hynix, nhà sản xuất chip số 2 thế giới, đã sụt giảm khi nhà đầu tư đánh giá lại kết quả kinh doanh quý 4 và triển vọng của lĩnh vực chip.

Thống đốc PBOC Pan Gongsheng hôm 24/01 cho biết sẽ hạ RRR 0.5% vào ngày 05/02 nhằm cung cấp 1,000 tỷ nhân dân tệ (140 tỷ USD) thanh khoản dài hạn cho thị trường. Sau thông báo này, các cơ quan quản lý đã bổ sung thêm nhiều biện pháp để củng cố thị trường chứng khoán và bất động sản khi đang có dấu hiệu suy thoái.

HĐTL chứng khoán Mỹ ổn định trong bối cảnh chỉ số Nasdaq 100 tăng ngày thứ 5 liên tiếp. Trong phiên giao dịch ngoài giờ, cổ phiếu của Boeing đã giảm 1.4% sau khi Cục Hàng không Liên bang Hoa Kỳ (FAA) ra lệnh ngừng sản xuất dòng máy bay Boeing 737 Max của công ty. Cổ phiếu Tesla trượt dốc sau khi báo cáo két quả kinh doanh quý 4/2023 không đạt kỳ vọng và cảnh báo về mức tăng trưởng doanh số thấp hơn đáng kể vào năm 2024.

Đồng đô la đã tăng so với tất cả các đồng trong nhóm G10. Lợi suất TPCP Mỹ ổn định trong phiên giao dịch châu Á sau khi lợi suất TPCP kỳ hạn 30 năm tăng lên mức cao nhất từ ​​đầu năm đến nay trong phiên giao dịch trước đó.

Hôm nay, sự quan tâm của giới đầu tư sẽ chuyển hướng sang Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB), khi các nhà hoạch định chính sách dự kiến ​​sẽ giữ nguyên lãi suất trong tuần này. Đồng thời, dữ liệu ngày 24/01 của Bloomberg cũng cho thấy rằng hoạt động của khu vực tư nhân tiếp tục suy giảm vào tháng 1, báo hiệu ECB sẽ phải trì hoãn việc cắt giảm lãi suất cho đến tháng 6/2024.

Bên cạnh đó, nhà đầu tư cũng sẽ phân tích một loạt dữ liệu kinh tế của Mỹ, bao gồm cả GDP công bố ngày 24/01, để cân nhắc thời điểm Fed cắt giảm lãi suất.

Dữ liệu của Mỹ công bố ngày 24/01 cho thấy hoạt động kinh doanh tháng 1 tăng mạnh nhất trong 7 tháng. Đó là tín hiệu tốt cho thị trường chứng khoán, theo Neil Dutta của Renaissance Macro.

Dầu tăng lên gần mức cao nhất trong một tháng sau khi tồn kho dầu thô của Mỹ giảm nhiều hơn dự kiến ​​và Trung Quốc công bố kế hoạch kích thích nhiều hơn.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Liệu dữ liệu việc làm tuần qua có thực sự hỗ trợ cho việc cắt giảm lãi suất của Fed?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Liệu dữ liệu việc làm tuần qua có thực sự hỗ trợ cho việc cắt giảm lãi suất của Fed?

Tuần giao dịch vừa qua diễn ra khá biến động, chịu ảnh hưởng mạnh bởi các dòng tiền phòng ngừa rủi ro. Điều này được thể hiện qua những biến động mạnh của các chỉ số đo lường biến động hàm ý, chẳng hạn như VIX. Chính vì vậy, việc nắm bắt ''xu hướng ngầm'' của thị trường trở nên khó khăn.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ