Các trader chứng khoán Mỹ lại đang thực hiện một giao dịch tự hủy

Các trader chứng khoán Mỹ lại đang thực hiện một giao dịch tự hủy

Đoàn Phương Thảo

Đoàn Phương Thảo

Junior Analyst

16:33 13/11/2023

Chứng khoán Mỹ đang đứng trước rủi ro sụp đổ - khi các trader Phố Wall lao vào đánh cược rằng Fed sẽ đảo ngược chu kỳ tăng lãi suất nhanh nhất được ghi nhận. Đó là ván cược đã hủy hoại họ nhiều lần trong quá khứ.

Chứng khoán đã chuyển hướng tăng trong tháng 11 - ghi nhận chuỗi tăng dài nhất trong gần hai năm - khi các trader ngày càng lạc quan hơn vào việc thị trường việc làm hạ nhiệt sẽ mở đường cho việc cắt giảm lãi suất sớm hơn vào năm tới và sâu hơn các quan chức dự kiến.

Nhưng cuộc đấu thầu trái phiếu tệ hại hôm thứ Năm đã làm hỏng kế hoạch và kỳ vọng vào việc Fed xoay trục đã bị thu hẹp lại sau khi Chủ tịch Powell cho biết ngân hàng trung ương sẽ không ngần ngại thắt chặt hơn nữa nếu cần. Và sẽ còn nhiều tổn thất hơn nếu xu hướng gần đây tiếp tục kéo dài.

Đây không phải là lần đầu tiên các trader sớm dự đoán động thái ôn hòa của Fed mà sau đó tất cả lại chỉ tồn tại trong trí tưởng tượng của họ. Các nhà hoạch định chính sách đã nhắc lại rằng ngay cả khi lạm phát đã hạ nhiệt đáng kể, lạm phát cơ bản vẫn ở mức cao.

Hãy cùng xem lại những lần trước khi thị trường phản ứng theo cách tương tự. Deutsche Bank đã thống kê ít nhất sáu lần khác trong chu kỳ thắt chặt này mà thị trường kỳ vọng Fed xoay trục, nhưng sau đó hy vọng của họ đã tan thành mây khói. 'Xoay trục' đầu tiên đi từ việc thắt chặt từng cuộc họp nhỏ hơn, sau đó thắt chặt thưa hơn tại mỗi cuộc họp, sau đó là tạm dừng và bây giờ là cắt giảm.

Tất nhiên, thật khó để phân biệt các động lực riêng lẻ của thị trường chứng khoán, vì các yếu tố cơ bản và tâm lý thị trường đóng vai trò lớn. Nhưng nếu người ta chỉ nhìn vào sự biến động của thị trường chứng khoán xoay quanh các đợt phục hồi dựa trên hy vọng về chính sách xoay trục ôn hòa mà Deutsche Bank đã mô tả, thì chỉ số S&P 500 tiếp tục giảm trung bình khoảng 9% trong những tuần tiếp theo.

Cổ phiếu đang phục hồi, vốn nhận được tín hiệu từ trái phiếu gần đây, cũng đã giúp nới lỏng điều kiện tài chính, và chính điều này cũng là một viên thuốc độc vì Fed có thể phải thắt chặt lại, như nhiều nhà hoạch định chính sách khác đã đề xuất.

Rất nhiều quan chức đã nói rằng còn quá sớm để tính đến việc hạ lãi suất. Một số có thừa nhận thị trường lao động đang nới lỏng, nhưng chủ tịch Fed Chicago Austan Goolsbee đã lưu ý rằng “đó là những gì bạn muốn - và là những gì bạn mong đợi”.

Ở mức 3.9%, tỷ lệ thất nghiệp đã tăng cao hơn dự báo của Fed trong năm nay, gây ra một số rủi ro. Tuy nhiên, các chỉ báo sớm như xin trợ cấp thất nghiệp và dữ liệu WARN cho thấy sự chậm lại của thị trường lao động có thể chưa quá đáng lo ngại.

Lạm phát đang gần với dự báo của Fed trong năm nay, nhưng vẫn chưa đạt mục tiêu dài hạn 2%. Nhìn vào cả dữ liệu CPI, PCE trong sáu tháng và ba tháng, ta có thể thấy đà giảm tốc đã chững lại.

Có một số lý do để giới đầu tư vẫn níu kéo niềm tin xoay trục khi thị trường lao động hạ nhiệt: “Với phe dovish, họ có đủ điều kiện để đánh bại phe hawkish,” chuyên gia Neil Dutta của Renaissance Macro nói trên Bloomberg Television.

Tuy nhiên, những dự báo của chính Fed ngụ ý rằng thị trường nên sẵn sàng đón nhận một thị trường lao động nới lỏng hơn và nền kinh tế yếu hơn - và Fed sẽ tiếp tục chờ đợi đến khi mục tiêu lạm phát nằm trong tầm tay.

ZeroHedge

Broker listing

Cùng chuyên mục

Dù phải trải qua nhiều biến động, thị trường Mỹ có vẻ vẫn vững vàng
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Dù phải trải qua nhiều biến động, thị trường Mỹ có vẻ vẫn vững vàng

Dù thế giới đang đầy biến động với các chính sách khó lường từ chính quyền Trump, căng thẳng địa chính trị và lo ngại về thâm hụt ngân sách Mỹ, thị trường chứng khoán Mỹ vẫn tiếp tục đi lên. Nhiều người dự báo "chu kỳ u ám" sẽ sớm ập đến, nhưng nhà đầu tư cá nhân, doanh nghiệp Mỹ và làn sóng AI lại đang giúp Phố Wall giữ vững niềm tin và đà tăng trưởng.
"Chủ tịch Fed ngầm" - Nước đi mới của Trump liệu có khôn ngoan?

"Chủ tịch Fed ngầm" - Nước đi mới của Trump liệu có khôn ngoan?

Sự thất vọng ngày càng lớn của cựu Tổng thống Donald Trump đối với Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell có thể thúc đẩy một động thái chưa từng có tiền lệ: công bố sớm người kế nhiệm Powell. Mặc dù nhiệm kỳ hiện tại của Powell còn đến tháng 5 năm 2026 mới kết thúc, Trump được cho là có thể đưa ra đề cử từ trước thời hạn.
Sản xuất Trung Quốc cải thiện nhẹ sau thỏa thuận thương mại, nhưng áp lực nội địa vẫn lớn

Sản xuất Trung Quốc cải thiện nhẹ sau thỏa thuận thương mại, nhưng áp lực nội địa vẫn lớn

Hoạt động nhà máy tại Trung Quốc tăng tháng thứ hai liên tiếp nhờ xuất khẩu phục hồi sau khi Bắc Kinh và Washington đạt thỏa thuận ngừng chiến thuế quan. Tuy nhiên, nhu cầu nội địa yếu và triển vọng thương mại bất ổn tiếp tục gây sức ép lên tăng trưởng và thị trường lao động.
Giảm lãi suất: Các nhà giao dịch đi trước người kế nhiệm Powell

Giảm lãi suất: Các nhà giao dịch đi trước người kế nhiệm Powell

Thị trường hiện không chỉ chạy trước Fed—mà còn chạy trước cả người kế nhiệm của Fed. Hợp đồng tương lai đang phản ánh một chu kỳ nới lỏng hậu-Powell, khi các nhà giao dịch đặt cược vào ít nhất năm lần cắt giảm lãi suất trước cuối năm 2026—tăng so với bốn lần chỉ cách đây một tháng. Động lực chính không đến từ lạm phát, mà là áp lực chính trị ngày càng gia tăng lên Powell.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ