Các ngân hàng trung ương khác hãy nhìn Fed mà học tập

Các ngân hàng trung ương khác hãy nhìn Fed mà học tập

Đức Nguyễn

Đức Nguyễn

FX Strategist

15:00 11/02/2022

Fed là ngân hàng trung ương nổi bật nhất thế giới không chỉ đơn giản do họ quản lý nền kinh tế lớn nhất thế giới, mà còn ở sự khôn ngoan trong xử lý vấn đề. Đây cũng là lý do tại sao thị trường trái phiếu Mỹ không rơi vào cảnh lợi suất âm như nhiều nơi khác.

Chủ tịch Fed St. Louis James Bullard
Chủ tịch Fed St. Louis James Bullard

Ngay sau khi ta nhận tin lạm phát tháng Một, chủ tịch Fed St. Louis James Bullard có một số bình luận thắp sáng thị trường, khiến lợi suất 2 năm phóng như tên lửa.

“Tôi muốn lãi suất tăng 100bp cho tới ngày 1/7.”

Đó là một định hướng rất rõ ràng, mạch lạc. Còn các ngân hàng trung ương khác thì “lạm phát nóng quá đi mất…” Thế muốn tăng 25bp hay 50bp, hay nói cho vui rồi không tăng? Cứ việc nhìn vào BoE năm ngoái.

Và bình luận sau đó của ông Bullard như tia nắng mặt trời xé tan màn sương, cũng rất rõ ràng, đi thẳng vào vấn đề:

“Tôi không thấy lý do nào khiến ta không thể cắt hỗ trợ nhanh như ta bơm hỗ trợ, đặc biệt khi lạm phát đang cao nhất trong 40 năm.”

Rõ ràng là nếu Fed có thể nhanh chóng giảm lãi suất, bơm tiền khi đại dịch hoành hành, tại sao họ không thể làm ngược lại? Đừng hỏi là liệu nền kinh tế có chịu được điều đó hay không. Bằng việc cho thấy Fed sẵn sàng linh hoạt, ông Bullard đang muốn nói rằng Fed đã không còn là của ngày hôm qua, khi các nhà hoạch định chính sách ỉ lại, giữ lãi suất thấp quá lâu, khiến thị trường mất cân bằng.

Trừ khi có điều gì đó khẩn khoản cần tới thanh khoản dồi dào, như khi Lehman Brothers phá sản và nhiều trung gian tài chính ra đi sau khủng hoảng tài chính toàn cầu - bơm tiền không kiểm soát và giữ lãi suất thấp sẽ chỉ dẫn tới tai hoạ.

Những bình luận của ông Bullard không chỉ là của riêng ông, mà hãy nhớ rằng chủ tịch Fed St. Louis gần như là tiếng nói của cả Fed. Đó là cách chèo lái thị trường chuẩn chỉ.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Theo dấu dòng tiền: Nguồn vốn FDI "Made in China" đạt đỉnh 8 năm. Vốn chảy vào đâu và mục đích thật sự là gì?
Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

Theo dấu dòng tiền: Nguồn vốn FDI "Made in China" đạt đỉnh 8 năm. Vốn chảy vào đâu và mục đích thật sự là gì?

Đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc đang trên đà đạt mức cao nhất trong 8 năm qua, khi các tập đoàn lớn của nước này đẩy mạnh xây dựng nhà máy ở nước ngoài. Sự thay đổi này có thể góp phần xoa dịu những lời chỉ trích về chiến lược xuất khẩu ồ ạt của Bắc Kinh.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ