Biden cho thấy đường lối cứng rắn với Trung Quốc và Iran

Biden cho thấy đường lối cứng rắn với Trung Quốc và Iran

Linh Đặng

Linh Đặng

Investment Analyst

09:47 10/02/2021

Một lĩnh vực mà Biden trước đây được cho là sẽ cứng rắn hơn Trump là chính sách đối với Nga.

Vào ngày chủ nhật, Tổng thống Joe Biden đã đưa ra những dấu hiệu đầu tiên rằng ông sẽ không hoàn toàn đảo ngược các đường lối cứng rắn mà chính quyền cũ của Mỹ áp dụng đối với Trung Quốc và Iran.

  • Tổng thống Mỹ cho biết trên kênh CBS “Face the Nation”, Mỹ sẽ không dỡ bỏ các lệnh trừng phạt nhằm đàm phán về thỏa thuận hạt nhân, trong cuộc phỏng vấn trực tiếp trên truyền hình đầu tiên từ khi ông nắm quyền vào tháng trước.
  • Lãnh tụ tối cao Iran Ali Khamenei đã cảnh báo trước khi Biden phát biểu rằng Iran sẽ không bắt đầu đàm phán lại cho đến khi các lệnh trừng phạt kinh tế được dỡ bỏ.
  • Biden chia sẻ rằng Trung Quốc nên đương đầu với “sự cạnh tranh gay gắt” từ Mỹ, nhưng không phải là xung đột.
  • Biden cho rằng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình “không có dân chủ trong người”. Ông cũng chia sẻ thêm: kẻ từ khi nhậm chức, ông vẫn chưa nói chuyện với Tập, người mà ông từng gọi là "một tên côn đồ".
  • Tuyên bố của ông được đưa ra một ngày sau khi Ngoại trưởng Antony Blinken cho biết ông đã cảnh báo người đồng cấp Trung Quốc rằng Washington sẽ “buộc Bắc Kinh phải chịu trách nhiệm” về những vi phạm nhân quyền và “lạm dụng hệ thống quốc tế”.

Dự báo: Biden sẽ không hoàn toàn đảo ngược chính sách cứng rắn của cựu Tổng thống Donald Trump. Và ông chỉ rõ rằng lập trường ngoại giao của Hoa Kỳ - ít đối đầu hơn - sẽ thay đổi về bản chất nhiều hơn.

Một lĩnh vực mà Biden được cho là sẽ cứng rắn hơn Trump là chính sách của Mỹ đối với Nga. Sau cuộc điện đàm đầu tiên với Tổng thống Nga Vladimir Putin ngay sau khi nhậm chức, Biden cho biết ông đã đề cập đến số phận của Thủ lĩnh đối lập ​​Alexei Navalny, gần đây bị kết án tù 3 năm rưỡi khi trở về từ Đức, nơi tên này được điều trị vì đầu độc.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Quốc gia nào sẽ là quốc gia cuối cùng thoát khỏi lạm phát?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Quốc gia nào sẽ là quốc gia cuối cùng thoát khỏi lạm phát?

Lạm phát toàn cầu đang có dấu hiệu hạ nhiệt, với mức tăng giá trung bình tại các nước phát triển trong tháng 1 năm 2024 là 5.7% so với cùng kỳ năm ngoái, giảm so với mức đỉnh điểm 10.7% vào cuối năm 2022. Tuy nhiên, tình hình lạm phát ở các quốc gia lại có sự khác biệt đáng kể. Trong khi một số quốc gia đã kiểm soát được, thì một số khác vẫn đang phải vật lộn để kiềm chế đà lạm phát.
JPMorgan: Việc đổ xô vào các cổ phiếu tăng nóng có thể khiến thị trường chứng khoán sụp đổ bất cứ lúc nào
Vân Chi

Vân Chi

Junior Editor

JPMorgan: Việc đổ xô vào các cổ phiếu tăng nóng có thể khiến thị trường chứng khoán sụp đổ bất cứ lúc nào

Điều được quan tâm thị trường chứng khoán hiện tại là, đâu sẽ là dấu hiệu kết thúc của đợt phục hồi kéo dài 5 tháng của chứng khoán Mỹ. Trưởng bộ phận nghiên cứu thị trường chứng khoán Mỹ Dubravko Lakos-Bujas của JPMorgan Chase Co. cho rằng các nhà đầu tư sẽ khó có thể nhận diện mà sẽ bất ngờ khi điều đó xảy ra.
Cập nhật thị trường phiên Á 28/03/2024: TPCP Mỹ sụt giảm, chứng khoán châu Á chịu áp lực bởi thị trường Nhật Bản
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

Cập nhật thị trường phiên Á 28/03/2024: TPCP Mỹ sụt giảm, chứng khoán châu Á chịu áp lực bởi thị trường Nhật Bản

TPCP Mỹ giảm sau khi một quan chức Fed nhấn mạnh rằng dữ liệu kinh tế gần đây của Hoa Kỳ có thể khiến số đợt hạ lãi suất trong năm nay bị cắt giảm. Chứng khoán châu Á biến động trái chiều, chịu áp lực từ thị trường Nhật Bản.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ