3 bài học kinh tế cho Joe Biden từ Donald Trump

3 bài học kinh tế cho Joe Biden từ Donald Trump

Ngô Văn Thịnh

Ngô Văn Thịnh

Economic Analyst

23:28 19/12/2020

Một vài năm trước, một trong những chị gái của tôi đã nghĩ rằng tất cả chúng tôi nên đưa ra những mục tiêu năm mới cho nhau, thay vì đưa ra những quyết định của riêng mình. Thí nghiệm này là một thảm họa vì hầu hết mọi người đều cảm thấy khó chịu. (Bạn có ý gì khi tôi cần phải tập thể dục nhiều hơn?) Tuy nhiên, tôi sẽ mạo hiểm bằng cách đưa ra cho Tổng thống đắc cử Joe Biden một số khuyến nghị cho năm mới, dựa trên những gì chúng ta đã học được trong chính quyền của Donald Trump.

1. Ổn định tài khóa đang được đánh giá quá cao. Với hàng triệu người thất nghiệp, đại dịch vẫn hoành hành và nền kinh tế Mỹ đang tăng trưởng chậm lại, giải pháp quan trọng nhất trong năm mới là tăng cường chi tiêu chứ không phải lo lắng về thâm hụt ngân sách. Các nhà kinh tế không nghĩ rằng chương trình cắt giảm thuế và chi tiêu năm 2018 của Tổng thống Trump đã đạt được nhiều kết quả. Nhưng nó đã cho thấy kích thích tài khóa lớn không nhất thiết dẫn đến lạm phát.

Dưới đây là một vài bằng chứng. Nền kinh tế Mỹ tăng trưởng hơn 2% trong năm 2017 và tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống còn 4.1%, thấp hơn mức ước tính toàn dụng lao động của Cục Dự trữ Liên bang vào thời điểm đó. Lo lắng về lạm phát, Fed đã tăng lãi suất ba lần trong năm 2017. Nhưng sau đó, vào năm 2018, nền kinh tế đã nhận được gói cắt giảm thuế trị giá 275 tỷ đô la Mỹ giúp gia tăng chi tiêu.

Tăng trưởng đã tăng lên gần 3% vào năm 2018 trước khi chậm lại còn 2.3% vào năm 2019. Nhưng trong khi thước đo lạm phát ưa thích của Fed là lạm phát cơ bản tăng lên 2.1% vào tháng 12 năm 2018, thì nó sau đó đã chậm lại xuống còn 1.6% vào cuối năm 2019. Lý thuyết kinh tế tiêu chuẩn không hoàn toàn sai, nhưng sự gia tăng của lạm phát là khá nhẹ và mang tính tạm thời. Nếu một biện pháp kích thích tài khóa khổng lồ hầu như không tạo ra lạm phát với nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ tối đa, thì điều đó khó có thể xảy ra ngay bây giờ - mặc dù một số nhà đầu tư đang bắt đầu lo lắng.

2. Đây không phải là lúc để thắt chặt chi tiêu. Các khoản thâm hụt lớn do chương trình kinh tế của ông Trump tạo ra và số tiền khổng lồ chi cho cứu trợ đại dịch hóa ra cũng không gây nguy hiểm ngay lập tức cho chi phí đi vay. Mỹ đã chi nhiều hơn 665 tỷ USD so với mức chi tiêu trong năm 2017. Đến cuối năm 2019, con số này đã tăng lên 985 tỷ USD; đến năm 2020, nó đạt 3.1 nghìn tỷ đô la Mỹ. Tuy nhiên, lợi suất TPCP kỳ hạn 10 năm đã giảm xuống còn 0.92%. Lý thuyết truyền thống cho rằng các khoản vay lớn của chính phủ đẩy chi phí đi vay cho các công ty và tác động xấu đến đầu tư tư nhân. Nhưng lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp cũng đạt mức kỷ lục vào năm 2020, khi chênh lệch lãi suất của trái phiếu đạt hạng đầu tư và trái phiếu rác chạm mức thấp kỷ lục.

Lãi suất tăng nhanh luôn tiềm ẩn một mối nguy hiểm. Nhưng với việc lạm phát dường như đã đứng yên và Fed vừa cam kết sẽ để nền kinh tế tăng nóng nhằm thúc đẩy giá cả, hầu hết các nhà kinh tế đều không mấy lo ngại. Với lãi suất thấp như vậy, chúng ta không nên thực hiện chính sách thắt lưng buộc bụng và tiếp tục vay nợ để duy trì an sinh xã hội và tài trợ cho sự phục hồi của nền kinh tế.

3. Hãy nỗ lực thực sự để tìm một công việc mới. Tất nhiên là không phải cho Tổng thống đắc cử Joe Biden. Nhưng điều này đúng với hàng triệu người thất nghiệp vì Covid-19, hoặc bị thay thế bởi tự động hóa hoặc thương mại tự do. Trong nhiệm kỳ của mình, ông Trump đã làm được gì đó ở đây. Các nhà kinh tế học David Autor, David Dorn và Gordon Hansen đã chỉ ra tác động tàn khốc đối với các cộng đồng người Mỹ khi phải cạnh tranh với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Họ phát hiện ra rằng những điều chỉnh trên thị trường lao động sẽ xảy ra nếu 2 nước ký kết một hiệp định thương mại tự do gây sốc - với việc lực lượng lao động dịch chuyển sang các lĩnh vực mới - tuy nhiên sẽ cực kỳ chậm. Thương mại tự do sẽ giúp một số nước chiến thắng và số còn lại thua cuộc, đây không phải khái niệm xa lạ nhưng cuộc bầu cử của ông Trump vào năm 2016 cho thấy có quá ít hành động giúp đỡ những người thua cuộc. Vì vậy, hãy đầu tư vào các chương trình đào tạo, các trường cao đẳng cộng đồng (đệ nhất phu nhân có thể giúp đỡ trong lĩnh vực này) và chi tiêu cho các cơ sở hạ tầng tạo việc làm.

Sau những xáo trộn trong bốn năm qua, bản năng của con người là thay đổi và bước tiếp. Nhưng bất kể bạn nghĩ gì về những lời lẽ và chính sách của chính quyền Trump, các nhà kinh tế học đã học được một vài điều trong khoảng thời gian đó. Tôi hy vọng vào năm 2021, chính quyền Biden có thể đón nhận họ. 

Broker listing

Cùng chuyên mục

Cuộc tấn công của Iran có thật sự ảnh hưởng đến giá dầu
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Cuộc tấn công của Iran có thật sự ảnh hưởng đến giá dầu

Tuần trước chứng kiến cuộc tấn công của Iran nhằm vào Isarel khiến cho giá dầu phản ứng bằng cách tăng 3.5%. Tuy nhiên, liệu ảnh hưởng của cuộc xung đột có tạo ra những áp lực đủ lớn lên thị trường dầu mỏ hay không? Bài viết dưới đây của chuyên gia Bloomberg sẽ làm rõ vấn đề này.
Báo cáo biến động Vàng hàng tuần
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Báo cáo biến động Vàng hàng tuần

Giá trị hợp đồng tương lai vàng khi kết thúc phiên giao dịch thấp hơn mức trung bình trong 9 ngày gần nhất theo đường SMA, điều này cho thấy xu hướng giảm giá trong ngắn hạn. Thị trường đóng cửa dưới mức chỉ báo động lực biến đổi giá hàng tuần càng làm xu hướng này trở nên rõ nét hơn. Nhà giao dịch được khuyến nghị rằng nên chốt lời tại mức 2314-2253 USD trong ngắn hạn và chờ tín hiệu thay đổi trong dài hạn.
Cuộc chiến Vàng: Lạm phát và Lãi suất
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Cuộc chiến Vàng: Lạm phát và Lãi suất

Áp lực lạm phát khiến nhiều người nghi ngờ về kế hoạch giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang vào tháng 6. Chỉ số giá tiêu dùng vượt kỳ vọng khi tăng 3,5% trong tháng 3 đã làm dấy lên lo ngại về nền kinh tế. Một số nhà kinh tế đã thay đổi dự đoán về thời gian Fed cắt giảm lãi suất sẽ xảy ra vào tháng 7 và tháng 9.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ