5 điều cần theo dõi trên thị trường trong tuần từ 27.06 đến 01.07

5 điều cần theo dõi trên thị trường trong tuần từ 27.06 đến 01.07

Nguyễn Thanh Lịch

Nguyễn Thanh Lịch

Junior Analyst

09:39 27/06/2022

ECB sẽ tổ chức họp mặt thường niên tại Bồ Đào Nha, nơi Chủ tịch Christine Lagarde, cùng với Chủ tịch Fed Jerome Powell và Thống đốc BOE Andrew Bailey sẽ cùng ngồi thảo luận về tình hình kinh tế hiện tại và nửa cuối năm 2022.

1. Diễn đàn tại Sintra

Diễn đàn kéo dài ba ngày của ECB tại Sintra, Bồ Đào Nha sẽ diễn ra vào thứ Hai. Nhiều câu hỏi đặt ra xung quanh việc liệu NHTW sẽ có động thái gì để dập tắt đợt lạm phát tăng mạnh nhất trong nhiều thập kỷ này.

Cuộc thảo luận sẽ tập trung vào “những thách thức đối với chính sách tiền tệ trong một thế giới đang thay đổi nhanh chóng”.

Giới đầu tư sẽ theo dõi sát sao cuộc thảo luận vào thứ Tư gồm có 2 vị Chủ tịch Lagarde, Powell và Thống đốc Bailey để xem liệu các NHTW sẽ đánh đổi điều gì để kìm hãm lạm phát khi vẫn cố đưa nền kinh tế hạ cánh an toàn.

Các bình luận từ các quan chức ECB về công cụ chống phân mảnh cũng sẽ được đặc biệt chú ý.

2. Nửa đầu năm khắc nghiệt sắp kết thúc

Sáu tháng đầu năm diễn ra với chu kỳ lạm phát tăng nhanh nhất hàng thập kỷ, những sự hỗn loạn trên thị trường, bao gồm cả chiến tranh, đang dần lắng xuống, khiến giới đầu tư băn khoăn về viễn cảnh kinh tế trong nửa cuối năm nay.

S&P500 giảm 18% tính từ đầu năm, trái phiếu cũng chẳng nhỉnh hơn là bao. Thị trường trái phiếu Mỹ, đo bằng chỉ số Quỹ chỉ số thị trường trái phiếu Vanguard (NASDAQ: BND), giảm 10.8% tính từ đầu năm.

Những diễn biến xung quanh việc lạm phát tăng kết hợp với lo ngại suy thoái kinh tế khi Fed tăng lãi suất, khiến giới đầu tư đứng ngồi không yên.

Seema Shah, chiến lược gia trưởng tại Chief Global Investors nói với Reuters rằng: "Lạm phát vẫn đang tăng và Fed sẽ hành động mạnh tay hơn, điều này sẽ tạo áp lực lớn đối với nền kinh tế, làm tăng thêm lo ngại suy thoái".

"Ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy nền kinh tế suy yếu nhanh hơn dự đoán".

3. Dữ liệu kinh tế Mỹ

Hoa Kỳ sẽ công bố hàng loạt dữ liệu kinh tế trong tuần này, đưa ra bức tranh toàn cảnh về nền kinh tế trước chu kỳ thắt chặt cứng rắn của Fed.

Các nhà đầu tư sẽ theo dõi chặt chẽ dữ liệu của ngày thứ Năm về chỉ số giá PCE để có đánh giá thêm về việc liệu lạm phát đã hạ nhiệt.

Các nhà kinh tế dự báo số đơn đặt hàng hóa lâu bền sẽ chững lại, niềm tin người tiêu dùng xấu đi và sản xuất sẽ suy yếu hơn nữa, làm tăng thêm lo ngại về triển vọng kinh tế.

Dữ liệu về nhà bán đang chờ xử lý và chỉ số giá nhà Case-Shiller sẽ cho thấy tỷ lệ thế chấp gia tăng đang ảnh hưởng đến lĩnh vực nhà ở như thế nào.

Một số quan chức Fed cũng sẽ xuất hiện trong tuần bao gồm Chủ tịch Fed New York John Williams, Chủ tịch Fed San Francisco Mary Daly, Chủ tịch Fed Cleveland Loretta Mester và Chủ tịch Fed St. Louis James Bullard.

Thứ Sáu tuần trước, Daly cho biết rằng bà ủng hộ mức tăng lãi suất 75bps tại cuộc họp tháng 7 sắp tới của Fed.

4. Lạm phát khu vực EU

EU sẽ công bố số liệu lạm phát tháng Sáu vào cuối tuần này, được dự báo sẽ đạt mức cao kỷ lục mới là 8.3% YoY khi chi phí năng lượng và thực phẩm tăng cao.

Lạm phát EU đã đạt 8.1% YoY tính tới tháng Năm, cao hơn 4 lần so với mục tiêu 2% của ECB.

Số liệu lạm phát sẽ tạo thêm sức nóng xung quanh việc liệu ECB sẽ mạnh tay hơn sau đợt tăng 25bps vào tháng Bảy hay không, đây sẽ là động thái thắt chặt chính sách đầu tiên trong hơn một thập kỷ qua.

Số liệu lạm phát quốc gia từ Tây Ban Nha và Đức sẽ được công bố vào thứ Tư. Trong khi đó, dữ liệu về niềm tin người tiêu dùng tại EU công bố cùng ngày dự kiến vẫn bị giảm sút khi những lo ngại về các tác động từ lạm phát và chiến sự tại Ukraine vẫn đang tiếp diễn.

5. Dữ liệu kinh tế Trung Quốc

Trung Quốc sẽ công bố số liệu lợi nhuận ngành công nghiệp vào thứ Hai, sau đó là dữ liệu PMI vào thứ Năm và thứ Sáu. Những con số khả quan có thể kéo vớt lại chút hy vọng cho nền kinh tế đang đà đi xuống.

Chính sách Zero-Covid và nền kinh tế toàn cầu tụt hậu đã khiến giá Đồng giảm gần 10% trong 2 tuần.

Tuy nhiên, tình trạng phong tỏa đã được nới lỏng và nếu dữ liệu cho thấy tốc độ tăng trưởng quay trở lại, đó sẽ là một tín hiệu đáng mừng cho nền kinh tế và cho những ai coi chứng khoán Trung Quốc là hầm trú ẩn khỏi lo ngại đình lạm đang bao trùm phương Tây.

Investing

Broker listing

Cùng chuyên mục

Morgan Stanley cảnh báo về cú sốc CPI của Tokyo
Vân Chi

Vân Chi

Junior Editor

Morgan Stanley cảnh báo về cú sốc CPI của Tokyo

Các nhà kinh tế của Morgan Stanley MUFG Securities cảnh báo nguy cơ dữ liệu lạm phát ở Tokyo sẽ gây ra phản ứng bất ngờ trên thị trường ngoại hối vào sáng thứ Sáu chỉ vài giờ trước quyết định chính sách của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ