Việc Fed tạm dừng tăng lãi suất có thể sẽ là chưa đủ để đảo chiều xu hướng tăng của đồng USD

Việc Fed tạm dừng tăng lãi suất có thể sẽ là chưa đủ để đảo chiều xu hướng tăng của đồng USD

Nguyễn Thu Thủy

Nguyễn Thu Thủy

Junior Analyst

01:59 20/01/2023

Tương quan nền kinh tế Mỹ so với phần còn lại của thế giới vẫn sẽ là yếu tố then chốt tác động tới sức mạnh của đồng USD trong thời gian tới

Đồng đô la Mỹ đã giảm nhanh chóng sau khi liên tục đạt mức cao kỷ lục so với nhóm đồng tiền chính khác vào mùa thu năm ngoái.

Những kỳ vọng về lãi suất điều hành của Fed là một trong những nguyên nhân cho điều này, nhưng nó chưa phải là tất cả. Thật vậy, để hiểu được sự suy yếu gần đây nhất của đồng đô la, và liệu rằng xu hướng này có tiếp diễn hay không, cần phải hiểu rằng các diễn biến xảy ra bên ngoài Hoa Kỳ cũng cần thiết, nếu không muốn nói là quan trọng hơn những sự kiện xảy ra trong nội tại của nước này.

Tất cả đều bắt nguồn từ vị trí độc tôn của đồng đô la trên thị trường tiền tệ toàn cầu, cho phép đồng tiền này tăng giá trong hai hoàn cảnh hoàn toàn trái ngược nhau. Bởi lẽ đồng đô la đóng vai trò là đồng tiền dự trữ của thế giới nên nó sẽ tăng giá khi kinh tế toàn cầu gặp khó khăn. Các nhà đầu tư trong trường hợp này thích tính thanh khoản cao và an toàn của tài sản Hoa Kỳ, đặc biệt là trái phiếu kho bạc. Điều này đặc biệt đúng khi những cú sốc như vậy xảy ra trong nước, như những diễn biến sau cuộc khủng hoảng trần nợ năm 2011 của Hoa Kỳ.

Đồng thời, đồng đô la tăng giá khi nền kinh tế của Hoa Kỳ tăng trưởng mạnh mẽ, đặc biệt là khi nó mạnh hơn so với phần còn lại của thế giới. Điều này thường đi đôi với kỳ vọng về lợi suất trái phiếu và lợi nhuận vốn chủ sở hữu tương đối hấp dẫn hơn của Hoa Kỳ, giúp thúc đẩy nhu cầu về đồng đô la.

Khi một quốc gia đang hoạt động tốt nhưng không tốt hơn nhiều (hoặc kém hơn đáng kể) so với các quốc gia khác, đồng tiền có xu hướng suy yếu hơn. Do đó, chênh lệch lãi suất ở Hoa Kỳ ít có khả năng trở thành yếu tố chính thu hút vốn vào nước này. Trong những trường hợp như vậy, các nhà đầu tư Hoa Kỳ thường sẵn sàng chấp nhận nhiều rủi ro hơn đối với tài sản nước ngoài, đặc biệt là khi triển vọng của các thị trường khác đang được cải thiện. Cho đến nay vào năm 2023, đồng đô la đã nhanh chóng mất đi sức mạnh so với phần lớn các đối thủ cạnh tranh ở thị trường mới nổi và phát triển.

Vì vậy, điều gì sẽ xảy ra tiếp theo? Để chứng kiến ​​đồng đô la trượt dốc hơn nữa, việc Hoa Kỳ có thâm hụt tài khoản vãng lai cần phải được tài trợ là chưa đủ. Chúng ta sẽ cần thấy các số liệu kinh tế tích cực từ phần còn lại của thế giới cũng như những chính sách nhằm thu hút dòng vốn ra khỏi nước Mỹ. Điều này là có khả năng xảy ra tuy nhiên vẫn còn ở mức thiếu chắc chắn.

Đồng đô la giảm giá khi lạm phát tại Mỹ hạ nhiệt

Một ví dụ đó là Bắc Kinh rõ ràng đang tăng gấp đôi các biện pháp hỗ trợ tăng trưởng khi họ phải vật lộn với chi phí xã hội để nhanh chóng thoát khỏi các chính sách zero-covid và gần đây đã nới lỏng các quy định liên quan đến công nghệ và giảm tỷ lệ đòn bẩy trong lĩnh vực bất động sản.

Chi tiêu của người tiêu dùng mạnh hơn, được hỗ trợ bởi khả năng cải thiện tâm lý đối với thị trường bất động sản, đồng thời thúc đẩy kỳ vọng không chỉ đối với tài sản Trung Quốc. Điều này cũng sẽ mang lại lợi ích cho các khu vực trên khắp thế giới dễ chịu ảnh hưởng bởi các xu hướng kinh tế của Trung Quốc, từ các mặt hàng quan trọng đến các điểm du lịch nổi tiếng của Trung Quốc. Không còn nghi ngờ gì nữa, một trong những lý do để cho rằng đồng baht Thái Lan là đồng tiền châu Á hoạt động tốt nhất cho đến nay vào năm 2023 một phần là do dự đoán về làn sóng du khách Trung Quốc sẵn sàng chi tiêu tại quốc gia này.

Trong khi đó ở châu Âu, diễn biến thời tiết ôn hòa đã góp phần mang lại kết quả kinh tế tốt hơn mong đợi ở phần lớn khu vực, được đo bằng các thước đo dữ liệu kinh tế so với kỳ vọng.

Đồng đô la có thể sẽ giảm hơn nữa nếu chúng ta tiếp tục chứng kiến ​​sự kết hợp giữa việc kinh tế toàn cầu tiếp tục tích cực và lạm phát Mỹ hạ nhiệt, điều này sẽ cho phép Cục Dự trữ Liên bang tạm dừng tốc độ tăng lãi suất mà không gây ảnh hưởng quá mức đối với tăng trưởng. Điều này sẽ khuyến khích các nhà đầu tư tìm kiếm những tài sản với mức định giá hấp dẫn hơn và đa dạng hóa hơn bằng cách tăng quy mô nắm giữ với các tài sản ngoài nước Mỹ.

Bên cạnh việc ngụ ý rằng chứng khoán Mỹ sẽ tiếp tục kém hiệu quả một cách tương đối so với phần còn lại của thế giới, xu hướng như vậy sẽ giảm bớt một số áp lực lên các ngân hàng trung ương nước ngoài vốn đã phải can thiệp và tăng lãi suất để làm chậm quá trình bán tháo đồng nội tệ của họ trong vài quý gần đây.

Tuy nhiên, có một lời cảnh báo. Sau những thất bại thảm hại vào năm ngoái của nhiều người tham gia thị trường và ngân hàng trung ương, rõ ràng đây là thời điểm cần khiêm tốn bởi lẽ khả năng xảy ra các cú sốc vẫn còn cao, cho dù đó là việc Trung Quốc mở cửa trở lại, cuộc khủng hoảng ở Ukraine hay đơn giản là thời tiết mùa đông ảnh hưởng đến giá năng lượng.

Hơn nữa, chính sự lạc quan toàn cầu đang đẩy đồng đô la giảm xuống từ mức đỉnh gần đây cũng có thể là tiền đề cho xu hướng tìm tới tài sản trú ẩn trong thời gian tới. Đồng đô la giảm giá nhanh chóng sẽ tạo ra mức hỗ trợ không mong muốn đối với lạm phát của Mỹ, khiến Fed có thêm động lực duy trì chính sách thắt chặt ngay cả khi điều đó khiến suy thoái kinh tế tồi tệ hơn. Chúng ta đang sống trong một thế giới nơi có một số biến số có thể làm dấy lên mối lo ngại về sự ổn định và kinh tế toàn cầu hoặc thúc đẩy Hoa Kỳ vượt trội hơn một lần nữa. Hiện tại, đúng là đồng đô la đang giảm nhưng không có nghĩa nó đã bị loại hoàn toàn ra khỏi cuộc chơi.

Financial Times

Broker listing

Cùng chuyên mục

Cuộc tấn công của Iran có thật sự ảnh hưởng đến giá dầu
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Cuộc tấn công của Iran có thật sự ảnh hưởng đến giá dầu

Tuần trước chứng kiến cuộc tấn công của Iran nhằm vào Isarel khiến cho giá dầu phản ứng bằng cách tăng 3.5%. Tuy nhiên, liệu ảnh hưởng của cuộc xung đột có tạo ra những áp lực đủ lớn lên thị trường dầu mỏ hay không? Bài viết dưới đây của chuyên gia Bloomberg sẽ làm rõ vấn đề này.
Báo cáo biến động Vàng hàng tuần
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Báo cáo biến động Vàng hàng tuần

Giá trị hợp đồng tương lai vàng khi kết thúc phiên giao dịch thấp hơn mức trung bình trong 9 ngày gần nhất theo đường SMA, điều này cho thấy xu hướng giảm giá trong ngắn hạn. Thị trường đóng cửa dưới mức chỉ báo động lực biến đổi giá hàng tuần càng làm xu hướng này trở nên rõ nét hơn. Nhà giao dịch được khuyến nghị rằng nên chốt lời tại mức 2314-2253 USD trong ngắn hạn và chờ tín hiệu thay đổi trong dài hạn.
Cuộc chiến Vàng: Lạm phát và Lãi suất
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Cuộc chiến Vàng: Lạm phát và Lãi suất

Áp lực lạm phát khiến nhiều người nghi ngờ về kế hoạch giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang vào tháng 6. Chỉ số giá tiêu dùng vượt kỳ vọng khi tăng 3,5% trong tháng 3 đã làm dấy lên lo ngại về nền kinh tế. Một số nhà kinh tế đã thay đổi dự đoán về thời gian Fed cắt giảm lãi suất sẽ xảy ra vào tháng 7 và tháng 9.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ