Vị thế thị trường cho thấy lãi suất âm không chỉ là đốm sáng lóe lên rồi vụt tắt

Vị thế thị trường cho thấy lãi suất âm không chỉ là đốm sáng lóe lên rồi vụt tắt

18:28 08/05/2020

Việc thị trường phản ánh vào giá mức lãi suất âm thông qua hợp đồng tương lai lãi suất liên bang Mỹ (Fed funds futures) được cho là xuất phát từ làn sóng thoát trạng thái trên diện rộng và khiến giá hợp đồng tương lai tăng cao hơn, thế nhưng số liệu hợp đồng mở lại cho thấy góc nhìn khác.

Nhiều nhà đầu tư của phố Wall cho rằng các traders đã Short do kỳ vọng về nguồn cung tín phiếu khổng lồ, để rồi các trạng thái bị quét sạch bởi việc siết margin (short squeeze).

Tuy nhiên, dữ liệu hợp đồng mở sơ bộ cho thấy hầu hết các vị thế mới đã được mở ra. Tính luôn các hợp đồng Fed funds futures đáo hạn cuối năm 2021, thì có tổng cộng 62,000 vị thế mới đã được mở - trong đó dẫn đầu là hợp đồng đáo hạn vào tháng 1 năm 2021, được giao dịch tích cực nhất vào thứ Năm vừa rồi, với 29,000 hợp đồng mới (tăng 18%).

Có thể vẫn còn một số lời giải thích về việc đặt cược vào chính sách tỷ lệ âm sắp tới. Đầu tiên, điều này phản ánh xu hướng bán khi giá lên trên 100 (tức lãi suất âm), có thể thấy sự tương đồng rõ ràng với các chiến lược gia tại TD Securities và Bank of America khi khuyến nghị bán rải hợp đồng này khi lãi suất về dưới 0%. Thứ hai, động thái hedging hợp đồng option có thể đã đóng một vai trò quan trọng. Các nhà giao dịch về tính biến động (volatility trading) đã lưu ý trong những tuần gần đây hoạt động đáng kể của bên nhận lãi suất cố định 0% của hợp đồng swaption (*), và một số sản phẩm cấu trúc đều thiết lập giá sàn ở mức này.

Hợp đồng mở thường mập mờ khó lý giải, nhưng thị trường vẫn cho thấy rằng khi giá trị hợp đồng tương lai tăng trên 100 thì ngoài việc các trạng thái bị đóng lại, còn có những nguyên nhân khác đằng sau nó.

(*) Swaption = Swap + Option: Hợp đồng quyền chọn hoán đổi, cho phép tham gia vào thị trường swap mà trong đó bao gồm loại hình lãi suất cố định và lãi suất thả nổi. Swaption bao gồm hai hình thức: payer swaption và receiver swaption. Trong đó Payer (bên trả) là bên trả lãi suất cố định để đổi lấy lãi suất thả nổi, còn bên Receiver (bên nhận) sẽ trả lãi suất cố định và nhận lại lãi suất thả nổi.

Broker listing

Cùng chuyên mục

USD tăng mạnh sẽ có ảnh hưởng thế nào lên nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là các nền kinh tế mới nổi
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

USD tăng mạnh sẽ có ảnh hưởng thế nào lên nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là các nền kinh tế mới nổi

Dữ liệu lạm phát nóng hơn dự kiến gần đây đã đẩy lùi những kỳ vọng hạ lãi suất của Fed và đẩy khiến giá trị đồng USD gia tăng mạnh mẽ. Tuy nhiên, sự tăng giá của đồng USD có thể ảnh hưởng tiêu cực lên nền kinh tế thế giới và đặc biệt là tại thị trường Châu Á. Bài viết dưới đây của chuyên gia Bloomberg sẽ phân tích những ảnh hưởng của một đồng USD mạnh mẽ.
Bàn luận về những sự kiện của thị trường crypto trong tuần qua
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Bàn luận về những sự kiện của thị trường crypto trong tuần qua

Sự kiện Bitcoin halving lần thứ tư được mong đợi đã diễn ra vào ngày 19/4. Trong khi BTC không ghi nhận những thay đổi về giá, phí giao dịch đã trải qua sự biến động mạnh mẽ sau sự ra mắt của Runes. Tuần này chúng ta sẽ phân tích về tác động thị trường của Bitcoin halving, khối lượng giao dịch Uniswap sau khi tăng phí, cạnh tranh gia tăng ở các sàn giao dịch và việc Bitcoin không thể thu hút dòng vốn đang chảy vào các tài sản an toàn.
Cuộc tấn công của Iran có thật sự ảnh hưởng đến giá dầu
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Cuộc tấn công của Iran có thật sự ảnh hưởng đến giá dầu

Tuần trước chứng kiến cuộc tấn công của Iran nhằm vào Isarel khiến cho giá dầu phản ứng bằng cách tăng 3.5%. Tuy nhiên, liệu ảnh hưởng của cuộc xung đột có tạo ra những áp lực đủ lớn lên thị trường dầu mỏ hay không? Bài viết dưới đây của chuyên gia Bloomberg sẽ làm rõ vấn đề này.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ