Vì sao Trung Quốc ‘’khập khiễng’’ bước vào năm con Rồng?

Vì sao Trung Quốc ‘’khập khiễng’’ bước vào năm con Rồng?

Hoàng Thế Vinh

Hoàng Thế Vinh

Junior Analyst

12:20 08/02/2024

Trung Quốc bước vào Năm con Rồng theo lịch âm, theo truyền thống được coi là một trong những sinh vật tốt lành nhất trên cung hoàng đạo. Nhưng thực tế, các nhà lãnh đạo nước này đang rất nỗ lực nhằm khôi phục niềm tin thị trường trong và ngoài nước.

Nền kinh tế bị bao vây bởi giảm phát, thị trường nhà đất sụt giảm dai dẳng và tình trạng bán tháo cổ phiếu. Và các chính sách kích thích từng phần của Bắc Kinh dường như không cải thiện được tâm lý nhà đầu tư.

Chính phủ tập trung vào việc thúc đẩy các biện pháp mà chủ tịch Tập Cận Bình nhấn mạnh là “phát triển chất lượng cao”, từ tăng cường công nghệ cao của Trung Quốc đến chống bất bình đẳng xã hội. Đó là một tham vọng phức tạp hơn nhiều so với mục tiêu trước đó là cố gắng phát triển kinh tế. Houze Song, nhà kinh tế tại Viện Paulson, cho biết: “Thách thức lớn nhất có lẽ là việc Bắc Kinh không chú ý đến tốc độ tăng trưởng đang suy giảm, điều này làm trầm trọng thêm tất cả các vấn đề về cơ cấu mà Trung Quốc phải đối mặt. Giải pháp ở đây là đặt trọng tâm lớn hơn vào tăng trưởng chính sách.”

Dưới đây là năm biểu đồ thể hiện những mặt yếu của Trung Quốc vào năm 2024.

① GIẢM PHÁT - TÁC NHÂN ĐÁNG LO NGẠI

Được điều chỉnh theo lạm phát, GDP của Trung Quốc đã tăng 5.2% vào năm 2023. Tuy nhiên GDP danh nghĩa tăng trưởng 4.6%, tốc độ chậm nhất trong gần 4 thập kỷ. Larry Hu, chuyên gia kinh tế tại Macquarie Group Ltd, cho biết: “Đối với các doanh nghiệp, hộ gia đình và nhà đầu tư, điều quan trọng là tăng trưởng theo giá trị thực chứ không phải danh nghĩa”.

CHỈ SỐ ĐIỀU CHỈNH GDP TRUNG QUỐC

Chỉ số điều chỉnh GDP đã giảm trong ba quý vừa qua, chuỗi giảm dài nhất kể từ năm 1999. Ngành sản xuất đang dẫn đầu mục giảm giá - hậu quả không mong muốn từ các biện pháp kích thích kinh tế của Bắc Kinh. Với tốc độ tăng trưởng chi tiêu của người tiêu dùng đối với hàng hóa trong nước yếu và nhu cầu xuất khẩu của Trung Quốc cũng giảm ở nước ngoài, các doanh nghiệp không còn lựa chọn nào khác ngoài việc giảm giá sản phẩm của mình.

② CÁC VẤN ĐỀ CŨ VẪN CÒN ĐÓ
Nền kinh tế của Trung Quốc tăng trưởng nhanh hơn so với năm ngoái của Mỹ, nhưng so với kỳ vọng vào đầu năm 2023 thì lại kém hiệu quả.

CHỈ SỐ CITI ECONOMIC SURPRISE

Theo Bloomberg Economics, bất chấp những nỗ lực của Bắc Kinh nhằm ngăn chặn tình trạng đầu cơ bất động sản, ngành xây dựng vẫn chiếm một phần rất lớn trong nền kinh tế, chiếm khoảng khoảng 20% GDP. Các lĩnh vực liên quan như nội thất gia đình, xi măng cũng đang bị kéo xuống. Và có tác động lan tỏa sang các lĩnh vực khác, khi giá nhà giảm khiến nhiều hộ gia đình không muốn chi tiêu cho mọi thứ, từ đồ điện tử đến hàng xa xỉ.

Các nhà phân tích Phố Wall đã kết luận rằng các điều kiện kinh tế sẽ không ổn định cho đến năm 2025.

③ CẦN NHIỀU CÁC BIỆN PHÁP KÍCH THÍCH TỐT HƠN

Lời kêu gọi kích thích nhiều hơn của các cố vấn chính phủ Trung Quốc đã đạt đỉnh điểm vào mùa hè năm ngoái, và Bắc Kinh đã đáp trả bằng một khoản chi tiêu thâm hụt bất thường vào giữa năm. Tuy nhiên, quy mô ở mức 1 nghìn tỷ nhân dân tệ (13.9 tỷ USD) vẫn chưa là gì so với các biện pháp can thiệp trước đây. Các quan chức chính phủ đã đổ vốn vào xây dựng, một phương pháp đã được thử nghiệm nhưng ít thực tế nhằm thúc đẩy nền kinh tế, phớt lờ những khuyến nghị rằng việc hỗ trợ trực tiếp cho các hộ gia đình có thể mang lại kết quả tốt hơn.

CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ TÀI KHÓA CỦA TRUNG QUỐC

Bộ Chính trị Đảng Cộng sản đã công bố hai khẩu hiệu vào tháng 12, ám chỉ việc hỗ trợ nhiều hơn cho thị trường nhà ở và tập trung nhiều hơn vào tăng trưởng kinh tế. Nhưng không nên lặp lại sai lầm trong quá khứ.

Các nhà hoạch định chính sách sẽ ưu tiên các ngành công nghiệp như sản xuất công nghệ cao vốn là trọng tâm trong quá trình cải tổ mô hình kinh tế Trung Quốc của ông Tập.

④ NIỀM TIN THỊ TRƯỜNG MONG MANH
Đây có thể coi là tàn dư của vài năm qua, cùng với sự sụt giảm của thị trường nhà ở cũng như căng thẳng Mỹ-Trung gia tăng.

CHỈ SỐ NIỀM TIN NGƯỜI TIÊU DÙNG TRUNG QUỐC

Một dấu hiệu cho thấy các gia đình Trung Quốc đang cảm thấy ngày càng mất niềm tin hơn: Thay vì đầu tư vào nhà ở hoặc cổ phiếu, họ gửi tiền vào tài khoản tiết kiệm tại ngân hàng.

Một kịch bản lạc quan là niềm tin sẽ phục hồi khi mối quan hệ của Mỹ-Trung cũng như các thị trường trọng điểm khác được cải thiện. Những người bi quan lại nhận thấy sự sụt giảm bất động sản tiếp tục kéo niềm tin xuống. Viễn cảnh Donald Trump tái đắc cử cũng không làm dịu bớt lo lắng.

⑤ LO NGẠI VỀ TƯƠNG LAI NỀN KINH TẾ TRUNG QUỐC
Những lo lắng về tương lai của Trung Quốc được phản ánh qua giá cổ phiếu giao dịch tại các sàn giao dịch ở đại lục và Hồng Kông.

HIỆU SUẤT CHỈ SỐ CHỨNG KHOÁN

Mặc dù thị trường chứng khoán không phản ánh nhiều về nền kinh tế Trung Quốc trong dài hạn, nhưng trong trung hạn, nó rất nhạy cảm với các xu hướng tăng trưởng danh nghĩa vì chúng ảnh hưởng đến lợi nhuận. Vì vậy, những nỗ lực của Bắc Kinh nhằm nâng cao định giá bằng cách điều chỉnh các quy tắc thị trường, chẳng hạn như hạn chế bán khống và có thể sử dụng quỹ chính phủ để mua cổ phiếu trên quy mô lớn - một ý tưởng đã được đưa ra vào tháng trước - khó có thể tạo ra đà tăng trưởng lâu dài. Ông Song của Viện Paulson cho biết: “Nếu không có sự phục hồi tăng trưởng, tôi thấy rất ít chính sách có tiềm năng để thúc đẩy thị trường chứng khoán một cách bền vững”.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Lạm phát tại Đức bất ngờ tăng tốc, thách thức mục tiêu của ECB và đà phục hồi kinh tế
Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

Lạm phát tại Đức bất ngờ tăng tốc, thách thức mục tiêu của ECB và đà phục hồi kinh tế

Lạm phát tại Đức bất ngờ tăng tốc trong tháng 4, lần đầu tiên kể từ tháng 12, đặt ra thách thức cho mục tiêu lạm phát 2% của ECB. Theo đó, lạm phát tại Đức đã tăng 2.4%, vượt qua dự báo 2.3% của các nhà kinh tế. Năng lượng là yếu tố chính thúc đẩy cho đà tăng này.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ